SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 208

La Sơn Phu Tử - “người thầy” của vua

Quang Trung

huyến đò Phá Thạch hôm ấy có một chàng cống sinh đi thi hội.

Chàng vừa bước lên thuyền thì người lái đò đã đon đả vái chào. Bác ta kể
rằng, đêm qua nằm mơ thấy một vị thần hiện ra nói, sớm mai sẽ có một vị
trạng nguyên sang đò. Từ sáng đến giờ chưa có ai qua lại, đến giờ mới thấy
chàng cống sinh thì đồ ngay rằng, đây chính là người sau này sẽ đỗ trạng.
Nghe vậy, chàng cống sinh bảo:

- Ta nghe nói làm văn sách phải xưng tụng chúa Trịnh mới đỗ được. Ta

không chịu xưng tụng thì đỗ làm sao? Thần đã báo mộng như vậy thì thôi, ta
trở về, nhường ngôi trạng nguyên cho người khác.

Cống sinh đó tên là Nguyễn Thiếp, quê ở xã Nguyệt Ao, tổng La Sơn, phủ

Đức Quang (nay thuộc Hà Tĩnh). Chàng vốn con nhà dòng dõi thi thư, thuở
nhỏ được chú là tiến sĩ Nguyễn Hành kèm cặp, học hành rất tấn tới. Năm 20
tuổi Nguyễn Thiếp đi thi Hương đỗ thủ khoa, nhưng không ra Bắc thi Hội
tiếp. Lí do là, như giai thoại trên kể lại, chàng không muốn phải viết những
lời sáo rỗng tung hô chúa Trịnh mà các kì thi Hội khi ấy đều bắt sĩ tử làm.

Do đỗ hương cống (tức cử nhân), Nguyễn Thiếp được cử làm huấn đạo

trông coi việc học của huyện Anh Đô, sau được bổ chức tri huyện huyện
Thanh Chương. Làm quan được ít lâu, ông thấy chốn quan trường thối nát,
chúa Trịnh lấn át vua Lê, dân tình đói khổ, thuế khóa hà khắc, nên cáo quan
về quê mở trường dạy trẻ. Sau đó vào núi Thiên Nhẫn ở ẩn, chuyên tâm
nghiên cứu dịch lí, nghiền ngẫm sách thánh hiền.

Ông sống trong một túp nhà tranh đơn sơ dựng bên vách núi, rất ít giao

du, chỉ thỉnh thoảng vào rừng hái thuốc hoặc ra bờ suối ngồi câu. Nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.