SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 219

“Trời để dành ông!”

gô gia là một gia tộc lớn ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai,

tỉnh Hà Đông (nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội), từng được thiên hạ trọng nể
gọi là “họ Ngô một bồ tiến sĩ”. Trong số những tên tuổi lừng lẫy của dòng
họ này thì Ngô Thì Nhậm là người được nói đến nhiều hơn cả. Trước đây, để
tránh kị huý của vị vua thứ tư triều Nguyễn là Nguyễn Phúc Thì, hiệu là
Hồng Nhậm, nên người ta thường gọi ông là Ngô Thời Nhiệm.

Nhậm sinh năm Bính Dần (1746), con trai Hoàng giáp Ngô Thì Sĩ, một

nhà sử học, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thế kỉ 18. Khi sinh ra, cậu được cha
mẹ đặt tên là Phó. Trong một buổi họp của dòng họ, khi ấy Phó mới 11 tuổi,
cậu cung kính đứng ra, khoanh tay trước các bậc bô lão, xin được đổi tên
Phó thành Nhậm. Nhậm chữ Hán có nghĩa là “nhận lãnh”; mang tên này, cậu
sẽ luôn nhắc nhở mình ghi nhớ trách nhiệm gánh vác việc đời, theo truyền
thống của ông cha.

Năm 16 tuổi, cậu thanh niên còn măng sữa đã hoàn thành một trước tác

đầu tay là bộ Việt sử toát yếu, mấy năm sau là bộ Tứ gia thuyết phả. Những
bậc thức giả đương thời đánh giá các trước tác đó thể hiện một sức học uyên
thâm với những kiến giải sâu sắc. Khó tính đến như Hoàng giáp Ngô Thì Sĩ
cũng phải gật gù thầm tự hào về cậu con trai thông tuệ của mình. Tiếc rằng
cả hai bộ sách nay đã thất truyền.

Năm 1765, Ngô Thì Nhậm 19 tuổi đỗ Giải nguyên (đỗ đầu kì thi Hương).

Bốn năm sau, ông đỗ khoa Sĩ vọng, và được bổ làm Hiến sát sứ ở Hải
Dương, chính thức bước vào đường hoạn lộ. Năm 1772, ông hoàn tất cuốn
Hải Đông chí lược, gồm 4 quyển, được nhà sử học Phan Huy Chú ghi nhận
“chép về núi sông, phong tục và nhân vật cùng các lệ thuế và số đinh suất
của xứ Hải Dương khá rõ ràng”
. Năm 1775, ở tuổi 29, Ngô Thì Nhậm đỗ
Tiến sĩ. Bước vào tuổi “tam thập nhi lập”, ông được thăng làm Giám sát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.