của chúa, vua Kính Tông đã cùng với con Trịnh Tùng là Trịnh Xuân lập
mưu giết ông. (Sự việc đã được thuật ở đầu câu chuyện.)
∗
∗ ∗
Trịnh Tùng đưa thái tử Lê Duy Kì, con trưởng của Kính Tông lên ngôi,
tức vua Lê Thần Tông. Còn con của Trịnh Tùng là Trịnh Xuân thì bị giam
vào nội phủ, nhưng sau vài tháng lại được thả ra.
Năm 1623, Bình An Vương Trịnh Tùng bị cảm, sai các quan bàn việc
chọn thế tử. Triều thần đều tâu lấy thế tử Trịnh Tráng giữ binh quyền, còn
con thứ là Trịnh Xuân giữ chức phó. Nghe tin, Trịnh Xuân lại nổi loạn,
phóng hỏa đốt phủ chúa, lửa lan khắp kinh kì.
Trịnh Tráng đem vua chạy ra ngoài thành, họp các quan văn võ ở chợ
Nhân Mục huyện Thanh Trì bàn việc đối phó với Trịnh Xuân. Trịnh Tùng
khi đó đã quá ốm yếu, nhưng một lần nữa ông lại chứng tỏ sự cứng rắn,
quyết liệt của mình. Ông sai người dụ Trịnh Xuân đến Quán Bạc (nay là
quận Hoàng Mai, Hà Nội) để trao cho binh quyền. Khi Trịnh Xuân đến,
Trịnh Tùng liền ra lệnh bắt giết đi!
Ngày 20 tháng 6 năm 1623, Bình An Vương Trịnh Tùng qua đời, thọ 73
tuổi. Có thể nói, ông là một quyền thần tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam.
Chịu trách nhiệm chính trước dòng họ và quốc gia, lại luôn phải đối phó với
nhiều lực lượng, cho nên, để giữ vững ngôi vị, Trịnh Tùng buộc phải trở
thành con người cứng rắn, quyết đoán, thậm chí đôi khi tàn nhẫn. Sử sách
còn ghi lại, ngày 17 tháng 8 năm 1586, dinh Trường Yên bị hỏa hoạn, mẹ
chúa bị chết cháy. Khi ấy Trịnh Tùng đang đi đánh trận, song ông vẫn tiếp
tục lo việc quân, không về chịu tang tránh làm xao động lòng quân. Về sau,
nhiều người cho là ông vô cảm, nhưng cũng không ít người coi đó là phẩm
chất mà một vị tướng cần phải có.
Là người sẵn sàng tiêu diệt những kẻ chống đối, Trịnh Tùng không hiếm
khi thể hiện lòng nhân của người chiến thắng. Năm 1581, trong trận đại
thắng quân Mạc ở Quảng Xương, ông ra lệnh: “Tù binh được cấp lương ăn
cho về quê cũ.” Mọi người đều thầm cảm ơn lớn; từ đấy quân Mạc không