SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 6

Quỷ vương Lê Uy Mục

ặc dù đã có di chiếu của Túc Tông đưa người con thứ hai của

Hiến Tông là hoàng tử Lê Tuấn lên kế vị, Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Hằng
vẫn kịch liệt phản đối. Lí do bà đưa ra là Tuấn xuất thân hèn kém, không
được giáo dục tử tế, không có tư chất của bậc vương giả, nên không thể lên
ngôi thiên tử.

Nguyên mẹ của Lê Tuấn là Nguyễn Thị Cận vốn mồ côi cha từ nhỏ, nhà

lại nghèo khó nên phải tự bán mình cho một viên quan ở Đông Đô. Người
này sau phạm tội nên Nguyễn Thị Cận bị triều đình bắt vào làm nô tì trong
Cấm thành. Bấy giờ đang là đời vua Lê Thánh Tông, Hoàng hậu Nguyễn
Thị Hằng bị vua ghẻ lạnh, phải ở cung riêng Vĩnh Ninh. Nguyễn Thị Cận
được đưa vào hầu Hoàng hậu ở đó.

Vua Hiến Tông, khi ấy đang là Thái tử vào thăm mẹ, thấy người nữ tì

xinh đẹp liền đem lòng yêu mến ngay từ “cái nhìn đầu tiên”. Sau ông lấy
Nguyễn Thị Cận làm thiếp, có với nàng một người con, đó chính là hoàng tử
Lê Tuấn. Nguyễn Thị Cận sớm qua đời với thân phận thê thiếp, vì thế nên
Tuấn bị bà nội tìm cách gạt bỏ sau khi Hiến Tông băng hà.

Song triều đình vẫn tuân theo di chiếu của tiên vương. Ngày 22 tháng 1

năm 1505, Lê Tuấn lên ngôi, tức Lê Uy Mục, vua thứ tám của nhà Hậu Lê.

Một trong những việc làm đầu tiên của tân vương 17 tuổi là giết hại chính

bà nội mình, Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Hằng: Tháng 3 năm 1505, ngay
khi chưa ấm chỗ trên ngai vàng, Uy Mục cho quân đến cung của bà nội giết
chết bà. Đồng thời sai giết hai đại thần là Lễ bộ Thượng thư Đàm Văn Lễ và
Đô ngự sử Nguyễn Quang Bật, vì lẽ các ông này đã theo ý Hoàng thái hậu
không muốn đưa Uy Mục lên làm vua.

Máu hiếu sát của vua lộ rõ từ đấy. Ông thích xem người ta đánh giết nhau,

nên thường tổ chức các cuộc tỉ thí của quân cấm vệ, hay giữa người hai bên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.