Kết cục của một ông vua ham mê tửu sắc
và sự sụp đổ của Mạc triều
ách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn có ghi: “Mùng 1 tháng
Tám năm Mậu Thìn (1592) có sao sa xuống, sắc đỏ, dài chừng 5 trượng, lóe
sáng như tia chớp, chiếu sáng rực vào nóc nhà, rơi xuống đất có tiếng ầm
như tiếng sấm.”
Theo quan niệm của người xưa, đó là triệu bất tường, sẽ có binh biến xảy
ra. Xem ra, điều đó đã ứng vào nhà Mạc.
Bấy giờ, vua nhà Mạc là Mạc Mậu Hợp đã lập chính phi, lại tuyển không
thiếu phi tần, mĩ nữ. Song Mậu Hợp vẫn say mê em gái của chính phi là
nàng Nguyễn Thị Niên xinh đẹp. Mà nàng là gái có chồng: Sơn Quận công
Bùi Văn Khuê, khi ấy đang trấn thủ đạo quân phía Nam, thống lĩnh toàn bộ
lực lượng thủy quân của nhà Mạc. Mạc Mậu Hợp tính kế giết họ Bùi đi để
chiếm đoạt vợ ông. Bùi Văn Khuê biết được, vội đem quân sang hàng Trịnh
Tùng. Thế là thủy quân, chỗ mạnh nhất của binh lực nhà Mạc đã về tay quân
Trịnh.
Được cơ hội “trời cho”, tháng 12 năm ấy, quân Trịnh huy động lực lượng
thủy, bộ, với đạo quân của Văn Khuê làm tiên phong, mở cuộc tổng tấn công
chiếm Thăng Long. Mạc Mậu Hợp khiếp hãi, phải vội nhường ngôi cho con
là Toàn rồi tìm đường chạy trốn. Quân Mạc khắp các đạo tan vỡ, kinh thành
bị tàn phá, quân lính bị giết, bị bắt không biết bao nhiêu mà kể, hơn mười
viên tướng ra hàng.
Trịnh Tùng vào Thăng Long, nghe có người bẩm báo Mạc Mậu Hợp giả
làm sư lẩn trốn tại chùa Mô Khuê, hạt Phượng Nhãn (nay thuộc huyện Lạng
Giang, Bắc Giang). Trịnh Tùng liền sai quân đi bắt. Đến nơi, dân địa
phương mách: “Hôm nọ thấy có người giả làm sư ông đến ẩn ở chùa này đã