được 11 ngày.” Quân Trịnh xông vào lục soát, quả nhiên thấy một người
đang ngồi xếp bằng hoa sen tụng kinh. Hỏi thì “vị sư” đáp loanh quanh:
- Bần tăng tu hành từ hồi còn trẻ ở am mây này, chén muối đĩa rau, hằng
ngày trai dưỡng; thắp hương thờ Phật, công đức chuyên làm.
Nghe giọng điệu và hình dạng, biết đích xác là người quyền quý giả sư,
quân Trịnh hô nhau bắt. Biết không thể chối được, Mạc Mậu Hợp đành thú
nhận:
- Mấy ngày trước phải chạy trốn trong rừng, lẩn lút, đói khát, dám xin một
bình rượu uống cho đã.
Đến nước này mà còn thèm khát rượu! Quân lính đem rượu đến, nhà sư
giả nốc lấy nốc để. Mạc Mậu Hợp bị bắt về Thăng Long, cùng bị áp giải
theo còn có hai kĩ nữ! Trịnh Tùng sai treo sống Mậu Hợp ba ngày trước
cổng thành, rồi chém đầu tại bãi cát Bồ Đề. Sau sai người mang thủ cấp đến
dâng vua Lê tại hành dinh Vạn Lại, Thanh Hóa.
∗
∗ ∗
Mậu Hợp là vị vua thứ năm của triều Mạc, lên ngôi năm 1560, khi mới
hai tuổi. Việc triều chính và đánh dẹp đều do chú là Mạc Kính Điển điều
hành. Mạc Kính Điển là một tướng tài, nhiều lần đánh thắng quân Lê -
Trịnh. Ông lại là người khoan dung, chính trực nên được các quan trong
triều nể phục. Mạc Kính Điển chết đi giao lại quyền phụ chính cho người em
là Mạc Đôn Nhượng. Mạc Đôn Nhượng bất tài, cầm quân luôn thua, quyền
hành trong tay nhưng bị bọn gian thần lũng đoạn.
Năm 16 tuổi, Mậu Hợp ngồi trong cung điện bị sét đánh trúng, không chết
nhưng mắc chứng bán thân bất toại. Sau may chữa khỏi, nhưng lại càng ăn
chơi trác táng. Năm 20 tuổi mắt bị thong manh, chữa mấy năm liền mới đỡ.
Vua bắt đầu tự nắm quyền, nhưng chỉ dựa vào bọn a dua xiểm nịnh. Mạc
Mậu Hợp cho dựng một ngôi điện lớn gọi là “điện giảng học”, thực ra là để
làm nơi yến tiệc, chơi bời. Triều thần có nhiều người cương trực tìm cách
khuyên can, như khi tòa điện bị cháy, có người dâng sớ nói thẳng: “Nay bệ
hạ mới ngự ngôi điện vừa dựng, đáng lẽ là lúc bắt đầu ban bố chính sự và