Trạng Trình với bàn cờ thế sự
riều Lê đổ nát, không thể là nơi thi thố tài năng giúp dân cứu
nước, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bỏ qua sáu kì đại khoa liền. Đến khi nhà Mạc
lên thay, ông vẫn nghe ngóng, và tiếp tục... chờ xem. Mãi đến khoa thi thứ
ba, năm Ất Mùi (1535), ông mới quyết định lên kinh ứng thí. Nguyễn Bỉnh
Khiêm đỗ ngay Trạng nguyên. Năm ấy, ông đã 44 tuổi.
Thượng hoàng Mạc Đăng Dung và vua Mạc Đăng Doanh đều rất trọng
vọng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông được bổ làm Đông các Hiệu thư, Tả thị lang
bộ Hình, kiêm Đông các Đại học sĩ. Năm 1540, sự qua đời đột ngột của Mạc
Đăng Doanh đã kết thúc giai đoạn thịnh trị nhất dưới triều Mạc, khiến cho
mong muốn thực hiện hoài bão trị quốc của Nguyễn Bỉnh Khiêm mất đi một
chỗ dựa. Mạc Phúc Hải lên ngôi, tin dùng bọn gian thần khiến Mạc triều bắt
đầu suy vi. Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ đòi trị tội 18 tên lộng thần (trong
đó có Phạm Quỳnh, Phạm Giao là thông gia và con rể ông), song nhà vua
không đếm xỉa đến. Nguyễn Bỉnh Khiêm thác bệnh, xin về trí sĩ tại quê nhà.
Tuy vậy, vì trách nhiệm của kẻ sĩ, ông lại ra tham chính khi được gọi trở lại
triều đình...
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trải qua các đời Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải,
Mạc Phúc Nguyên, Mạc Mậu Hợp với các chức Tả thị lang, Thượng thư bộ
Lại, Thái phó, Trình Tuyền hầu rồi Trình Quốc công, nên người ta thường
gọi ông là Trạng Trình. Tuy không ở hẳn kinh đô, nhưng suốt gần hai mươi
năm ông vẫn thường xuyên đi lại, cáng đáng nhiều việc triều chính, được
các vua Mạc tôn kính như bậc quân sư. Mãi đến năm 73 tuổi, ông mới thực
sự treo ấn từ quan.
Về quê nhà, Nguyễn Bỉnh Khiêm dựng am Bạch Vân, lập quán Trung
Tân, làm cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại, xây chùa và mở
trường dạy học. Thiên hạ tôn ông là Tuyết Giang phu tử, coi ông như bậc