thầy “thượng thông thiên văn, hạ tri địa lí, trung tri nhân sự” (trên trời hiểu
thiên văn, dưới đất tường địa lí, ở giữa hiểu con người). Học trò ông có
nhiều người như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Quyện, Lương Hữu Khánh,
Nguyễn Dữ... là những danh sĩ đương thời. Là người có nhãn quan chính trị
bao quát và đúng đắn, dường như ông thấy trước được thế sự sẽ diễn biến ra
sao, nên chẳng những nhà Mạc, mà cả nhà Lê Trung hưng, nhà Nguyễn cũng
thường tìm đến, hỏi về những việc hệ trọng.
Là nhà văn hóa, nhà tư tưởng lớn, bao trùm cả một thời đại kéo dài suốt
ba thế kỉ, Nguyễn Bỉnh Khiểm để lại hai tác phẩm lớn là Bạch Vân am thi
tập và Bạch Vân quốc ngữ thi.
Bạch Vân am thi tập là một tập thơ bằng chữ Hán, mà theo lời Tựa của tác
giả “cả thảy một ngàn bài”. Mặc dù các văn bản hiện hành chỉ lưu giữ được
sáu, bảy trăm bài, nhưng với con số đó, ông là tác gia có số lượng thơ chữ
Hán nhiều nhất trong văn học Việt Nam suốt bốn thế kỉ qua. Thơ Nguyễn
Bỉnh Khiêm giàu suy tư, triết lí, phản ảnh nỗi băn khoăn, niềm khát vọng
của cả một tầng lớp nho sĩ đương thời, muốn lí giải những biến đổi về thời
cuộc và tìm kiếm phương hướng, vận hội cho xã hội, đúc rút những bài học
cho mình và cho đời. Đó là tiếng nói của một nho sĩ nhập thế, hành đạo, tự
thấy có nghĩa vụ trước đất nước và triều Mạc mà ông hết lòng phục vụ.
Trong khi khẳng định lẽ “biến dịch” như một tất yếu đối với mọi sự, ông lên
án gay gắt những kẻ đắc thời, đắc thế và tin tưởng sự thịnh trị sẽ được lập
lại. Để thích nghi với sự biến đổi, ông chủ trương sống theo lẽ tự nhiên,
không bon chen danh lợi, lấy nhàn tâm, dưỡng tính, an nhiên tự tại làm thái
độ ứng xử: “Đêm đợi trăng cài bóng trúc, ngày chờ gió thổi tin hoa” hoặc
“Vườn rau sáng dạo, sương vương dép, bến cá đêm về, trăng đầy thuyền”.
Đó là thái độ sống của một người trong môi trường ô trọc mà vẫn giữ được
thanh danh, tâm hồn không bị vẩn đục. Một tác giả đương thời là Vũ Khâm
Lân nhận xét, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ẩn dật “mà lòng không ngày nào
quên đời, ưu thời mẫn tục đều lộ trong thơ”. Chính nhờ đó mà ông đã có
được nhận thức: “Sức dân như nước..., phải dùng chữ “nhân” để kết mối
vững bền”. Nhà nghiên cứu Trần Khuê đưa ra một hình ảnh thú vị: “Nguyễn
Bỉnh Khiêm xuất thân từ cửa Khổng, ông đi ngang qua sân nhà Lão Tử, rồi