SỰ THẬT BI HÀI VỀ THẾ GIỚI KINH DOANH - Trang 135

Đ: Hãy tắt máy tính đi, lấy vài tờ giấy và một cây bút chì rồi tìm một chỗ

nào đó yên tĩnh. Hãy nghĩ tới khán giả. Họ cần gì? Điều bạn muốn nói mà
họ cần phải nghe là gì? Hãy xác định điều gì quan trọng và điều gì không.
Bạn không thể đề cập được hết mọi thứ trong một bài nói chuyện chỉ kéo dài
20 phút – thậm chí là trong cả hai giờ đồng hồ. Vấn đề với hầu hết mọi bài
thuyết trình là người ta thường cố nhồi nhét vào đó quá nhiều thứ.

Lần “lánh đời tiện nghi” với giấy, bút hay bảng trắng này là lúc bạn có thể

định hình ý tưởng và phác chúng lên giấy. Sau khi ý tưởng và cấu trúc cơ
bản đã rõ ràng, bạn có thể mở phần mềm và bắt đầu chuyển tải câu chuyện
của mình dưới dạng các trang chiếu.

Nếu máy tính có “dở chứng”, không hoạt động trong lúc bạn đang thuyết

trình thì vẫn phải tiếp tục. Việc bạn làm trong giai đoạn “lánh đời tiện nghi”
và tránh xa máy tính sẽ giúp mọi thứ trở nên rõ ràng trong đầu, vì vậy bạn
hoàn toàn có thể tiếp tục mà không cần chiếc Macintosh đang gặp sự cố kỹ
thuật. Nếu bạn yêu cầu khán giả chờ đợi để bạn sửa cho máy tính hoạt động
trở lại có nghĩa là bạn đã khiến họ khó chịu, bực mình và như thế là bạn đã
“tiêu đời” rồi. Hãy tiếp tục coi như không có sự cố kỹ thuật đó.

Cùng với tinh thần của Nghệ thuật thuyết trình, tôi chỉ muốn kết thúc

chương này bằng năm từ: Ít hơn là nhiều hơn.

{ CHƯƠNG 37 }

Làm thế nào để được cả hội trường đứng

dậy vỗ tay?

Đừng nói cho tới khi bạn có thể tiến bộ trong im lặng.

~ NGẠN NGỮ TÂY BAN NHA

T

huyết trình và giới thiệu sản phẩm là công việc đáng sợ, nhưng vẫn còn

chưa đáng sợ bằng nói trước đông đảo khán giả. Khi tôi bắt đầu diễn thuyết
trước đám đông vào khoảng năm 1986, tôi sợ chết khiếp đi được. Phần là vì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.