Ngài nghe hỏi liền để túi xuống, rồi khoanh tay mà đứng.
Ông Bạch Lộc Hoà Thượng lại hỏi rằng: "Công việc của cái túi vải ra làm
sao?"
Ngài liền mang túi mà đi, không trả lờ chi hết.
Có một bửa kia, ông Bảo Phước Hòa Thượng gặp ngài hỏi rằng: "Thưa ngài!
Duyên cớ tại sao mà xưa đức Tổ Sư ở bên Tây phương qua đây là có ý gì?"
Ngài nghe hỏi liền để cái túi vải xuống, rồi đứng tự nhiên.
Ông Bảo Phước Hòa Thượng lại hỏi nữa rằng: "Chỉ như vậy, hay là còn có
cái gì nữa hay không?"
Ngài nghe hỏi như thế, bèn lấy túi vải mang trở lại mà đi, không hề trả lời.
Từ đó về sau, hễ ngài đi đến đâu, thì người ta tranh nhau mà chận đón và níu
kéo, đặng mời ngài vào nhà, chớ không cho đi luôn. Bởi vậy cho nên trong
các quán rượu và tiệm cơm, người người tha hồ ăn uống no say, không có
chút gì nhàm chán, vì ngài vào đâu thì buôn bán đắt đến bội phần.
Lúc nào gặp trời mưa, thì tản sáng ngài ngủ dậy mang guốc cáo gót, đi ra
nằm ngửa trên cái cầu to, co chân lại dựng hai bắp vế lên, thì ngày ấy nắng.
Còn khi nào trời nắng, mà ngài mang đôi dép cỏ đi ra ngoài đường, ngày ấy
trời lại mưa.
Thường bửa ngài hay tới nhà một nông phu kia mà ăn cơm. Có một hôm
người vợ tên ấy thấy vậy nổi giận mà rầy rằng: "Đương lúc lo việc ruộng
nương rộn ràng không xiết, mình có công đâu mà nuôi lão Hòa Thượng điên
đó hoài."
Ngài nghe nói mấy lời ấy, liền đem cơm đổ dưới gốc cây dâu ở bên nhà rồi
bỏ đi.
Cơm ấy tự nhiên hoàn lại trong nồi của người nông phu. Hai vợ chồng thấy
vậy rất kinh, bèn cùng nhau đi kiếm ngài, rồi lạy lục mà xin sám hối.
Có một khi, đương buổi mùa hạ, khí trời nóng nực, ngài cởi quần áo để trên
bờ mà xuống khe tắm.
Lũ trẻ khuấy chơi, bèn lén lại lấy cả quần áo. Đương lúc tắm, ngài thấy vậy
thì lật đật để mình trần truồng mà rượt theo bọn con nít. Mấy người ở trên
bờ xúm nhau lén coi, thì thấy âm tàng của ngài như trẻ nhỏ vậy.
Gần chỗ đó có tên Lục Sanh, nghề vẽ rất tinh xảo. Người ấy thấy ngài, bèn