dòm thấy dưới mé có một vùng quanh co theo bờ, và dân cư tại đó chỉ làm
được ruộng muối mà thôi. Hễ đến thời tiết mùa thu, thì nước biển tràn lên
lênh láng, không thể nào mà ngăn cản cho đặng.
Ngài thấy vậy, liền nói với những người bổn xứ rằng: "Bần đạo muốn làm
sao cho chỗ này thành ra ruộng tốt, để cho bá tánh cày cấy đặng nhờ đó mà
an cư lạc nghiệp."
Dân chúng nghe mấy lời ấy, đều cười rộ lên mà nói rằng: "Ông này thiệt điên
cuồng! Thuở nay thiền biển mà ai làm thành ruộng cho đặng bao giờ?"
Ngài thấy dân chúng không đem lòng tin, liền lấy bao đựng cát đem chất xây
giáp vòng như vách luỹ mà bao ngạn luôn bãi cát ấy.
Lạ thay! Trọn một vùng bờ đê của ngài làm đó, cách ít lâu cứng cũng như đá
vậy, ngăn được ngọn nước thủy triều ngoài biển, không thế nào chảy vô được
nữa, nhưng hồi ngài làm đó có chia ra ba chặng, để ngừa khi trời hạn và nước
lụt.
Đến sau, nội trong khu đất ấy đều thành ra ruộng cả, ước chừng hơn hai ngày
mẫu, thường năm cày cấy đặng mùa luôn luôn. Dân cư trong xứ mỗi năm gặt
lúa rồi, trích ra một phần ba để cung cấp cho tăng đồ trong các chùa lân cận,
mua chim cá mà phóng sanh, và làm nhiều việc phước thiện khác nữa.
Hiện nay mấy cái bờ bằng cát của ngài làm đó hằng bền chắc, không có hư rã
chút nào.
Thiệt là linh cảm thay chỗ di tích của bậc Đại Thánh ngày xưa! Cho nên dân
cư ở dọc theo mé biển ấy đều được phong y túc thực luôn luôn, cùng nhau
lập chùa thờ ngài và truy tặng ruộng ấy là Phước Điền.
Sau ngài qua phía Nam núi Phong Sơn mà chỉ điểm những chỗ ẩn tích nơi
thâm khê cùng cốc, rồi mấy nơi ấy lần lần trở nên phong cảnh rất thiên nhiên
và nét xuân quang bốn mùa đều xuất sắc.
Bữa nọ, ngài đi chơi tới xứ Bắc thượng, chợt thấy một người đương sửa soạn
làm thịt loài súc.
Ngài lật đật chạy lại can rằng: "Bần đạo xin tỏ cho nhà ngươi nghe. Tất cả
loài súc sanh, nguyên nhân cũng là người thế gian, chớ không phải khác đâu,
vì tạo ác nghiệp rất nặng nề, nên nay phải chịu khổ quả như vậy. Thoảng như
mình là điều phước thiện mà một đời chẳng được giàu sang, thì cũng còn có