cứ khu trục trong trường mộng ảo.
Ngài bèn đón lại mà chỉ dụ rằng: "Bần đạo coi ông vốn thiệt là Phật. Lẽ nào
ông tự độ lấy mình, đặng mong có ngày chứng đặng quả vô sanh pháp nhẫn,
cớ sao ông lại còn yểm trợ theo thói phàm tình, đành che lấp bổn lai diện
mục như vậy.
Bây giờ ông phải bỏ các duyên cấu trược, mà giũ sạch những thói tà phong,
gắng sức công phu mà suy tìm trong tâm thể vô sanh, thì có ngày sẽ đạt tới
chỗ diệu minh chân tánh. Nếu ông hồi quang phản chiếu cho toàn thủy toàn
chung rồi, sẽ đặng vô ngại viên thông.
Bần đạo ao ước làm sao cho ông được như thế, thì có khác nào một vị La hán
xuất trần, nếu chẳng vậy thì cũng là một vị Khuất sát trượng phu. Chớ cách
hành động như ông đó, thì đã không có ích cho mình, mà lại uổng công xuất
thế học đạo vô vi, đến chung quy cũng còn lăn lộn trong đường lục đạo, biết
chừng nào mà thoát ra khỏi đặng vòng sanh tử. Như vậy có khổ hay không?"
Ông sa môn nhờ ngài điểm hóa, nên liền tỏ ngộ lý chân thừa. Từ đó về sau,
ông càng lo tu học, không còn nhiễm nữa.
Thiệt cách phô tế của ngài không khác nào một ông lương y, đã điều trị
không biết bao nhiêu là chứng trầm kha phế tật, rõ ràng một hột minh châu
có thể chỉ sắt hóa nên vàng, một lời pháp ngữ có thể đổi người phàm trở nên
bậc thánh.
Bởi vậy cho nên ngài thường dùng những phương pháp thiền định rất giản dị
mà độ thoát tất cả chúng sanh qua khỏi sông mê bể khổ, dẫn dụ người đời ra
khỏi nhà lửa đường mờ.
Ngài lại chẳng nên sự cấu nhục của thế tình, cứ xen lẫn trong chốn trần lao,
mà thi hành những sự lợi ích cho hạng người còn sống say thác ngủ. Vì vậy
cho nên trong tám phương hồ hải, chỗ nào cũng là chỗ viên giác đạo tràng
của ngài thế thác cả.
Còn đối với thập loại chúng sanh, thì ngài càng đem lòng quyến luyến như
con một cha, như người một nhà, không phân biệt nhân ngã, và không biện
luận Bắc Nam, vì tất cả chúng sanh thảy đều đủ chân như diệu tánh như ngài
vậy, nhưng vị bị màn vô minh che lấp, nên phải trì trục tròng vòng khổ hải
sầu thành đó thôi.