SỬ TRUNG QUỐC - Trang 234

Nguyễn Hiến Lê

Sử Trung Quốc

Chương IV

TAN RÃ LẦN NHÌ (906- 960) NGŨ ĐẠI VÀ THẬP QUỐC

1 Tổng Quan
Đường có nhiều điểm giống Hán: Đều có một cái đầu ( Tần, Tùy) và một
cái đuôị Nam Bắc Triều và Ngũ Đại với Thập quốc); vua sáng nghiệp ( Lưu
Bang, Lý Uyên) đều tầm thường; chỉ hùng cường, văn minh trong hai triều
đại ( Hán: Võ đế, Quang Võ; Đường : Thái Tôn, Huyền Tôn); khi suy thì
đều chia làm hai miền: Bắc bị Ngũ Hổ xâm chiếm, làm chủ một phần lớn;
Nam do người Bắc trốn Hồ mà di cư xuống, tự chủ được vì Hò chưa đủ sức
để chiếm trọn. Mà sở dĩ Hồ chiếm được gần hết miền Bắc là vì triều đình
Hán và Đường đều nhờ cậy họ để dẹp loạn trong nước, tức dùng họ để giết
người Hán.
Một dân tộc văn minh ở sát nhiều dân tộc chậm tiến , nghèo mà hiếu chiến
thì thế nào cũng bị họ xâm lấn; Hán có lúc thắngmà cũng nhiều lúc thua,
khi thua mà ở lại với kẻ thắng thì đồng hóa họ; nếu trốn họ mà dời xuống
Nam thì lại mau khai hóa được miền Nam, đồng hóa thổ dân miền Nam.
Rốt cuộc thắng hay thua thì đất đai cũng mở rộng thêm, dân số cũng tăng
lên. Đó là điềm đạc biệt của lịch sử Đế Quốc Trung Hoa.
* * *
Thời tan rã ở cuối Hán là thời Nam Bắc triều. Bắc gồm gần hai chục nước,
Nam chỉ có một nước mà gồm 5 triều đại ( như tôi đã nói: Tây Tấn thuộc
về thời Tam Quốc, không nên kể là Nam Triều)
Thời tan rã ở cuối Đường, Trung Quốc cũng chia làm Nam Bắc, chỉ khác là
Bắc gồm một nước và có năm triều đại nối tiếp nhau làm chủ; ngược lại với
Nam Bắc triều cuối đời Hán.
Người Trung Quốc quen gọi thời tan rã từ 906 đến 960 là thời Ngũ Đại.
Tên đó không đúng hẳn: chỉ đúng cho miền Bắc thôi ( cũng như tên Lục
Triều chính ra là Ngũ Triều- ở sau đời Hán - chỉ đúng cho miền Nam thôi)
Phải kể thêm 10 triều đại tức Thập quốc ở Nam nữa mới đúng hẳn. Cho nên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.