là Hậu Lương, đóng đô ở Khai Phong ngày nay. Ông ta gốc nông dân, trưóc
theo Hoàng Sào, khi lên ngôi cũng muốn cải thiện đời sống của nông dân,
giảm thuế, khuyết khích nông nghiệp, nhưng ở ngoài phải chống với Lý
Khắc Dụng, một tướng Sa Đà, ở trong không được giới sĩ tộc ủng hộ, còn
bọn tay chân của ông toàn là tướng cướp , tranh quyền với nhau, chỉ muốn
vơ vét cho thật mau, nên tình hình rối loạn. Năm 912, chính một người con
của ông giết ông để chiếm ngôi, từ đó bọn thủ hạ của ông chán nản, biết
rằng triều Hậu Lương không tồn tại được lâu, kéo nhau qua phía Lý Khác
Dụng và năm 923, nhà Hậu Lương bị Lý Tồn Húc, con Lý Khắc Dụng diệt,
trước sau được hai đời vua, cộng là 17 năm.
Hậu Đường
Lý Tồn Húc , gốc Sa Đà, lên ngôi dời Đô về Lạc Dương, đổi quốc hiệu là
Đường. Triều chính ở trong tay giới sĩ tộc Hán, vì người Sa Đà rất ít, không
được 100.000, mà còn lạc hậu, không đáng kể về phương diện chính trị. Họ
coi việc nước như việc nhà, muốn giao hết những chức vụ quan trọng cho
bà con họ hàng, nhưng số này không đủ, đành phải giao cả những võ chức
cho ngoại nhân, bất kỳ là giống người nào, còn những chức vụ hành chánh
thì giao cho người Hán. Họ đặt ra đủ các thứ thuế, bóp nặn nông dân đến
khánh kiệt mà vẫn không đủ nuôi lính
Hậu Đường truyền được bốn đời, mười ba năm, rồi bị Thạch Kính Đưòng
diệt.
Hậu Tấn
Thạch Kính Đường cũng là giống Sa Đà, vốn là phò mã nhà Hậu Đường,
làm trấn thủ Hà Đông, nhờ rợ Khiết Đan giúp sức mới lên ngôi được, vì
vậy phải cắt cho Khiết Đan vài tỉnh ở phía Bắc.
Khiết Đan ( kitat) là một rợ ở Đông Bắc Trung Hoa, tổ tiên là rợ Tiên Ti,
sau khi bị một rợ đánh thua, trốn lên ở đất Nhiệt Hà ngày nay, thân phục
nhà Đường. Cuối đởi Đường, Khiết Đan mạnh lên, thôn tính các bộ lạc
chung quanh, chiếm cả đất Nhiệt Hà và Đông Tam Tỉnh. Một thủ lãnh của
họ có hùng lược, dùng người Hán để chỉnh đốn nội chính, dựng thành
quách, lập chợ búa, khai khẩn đất đai. Thạch Kính Đường đời Ngũ Đại nhờ
họ đem đại quân giúp để lật Hậu Đường, và để trả ơn, cắt đất Yên và Vân (