tiếng về vẽ chân dung.
g. Kiến trúc - điêu khắc
Về kiến trúc, quan trọng nhất vẫn là những ngôi chùa, không tiến bộ hơn
các thời trước.
Về điêu khắc, các tượng Phật cũng vẫn được tạc theo kiểu Hi Lạp, nghệ
thuật đã cao.
Võ Tắc Thiên cho xây nhiều chùa rất lớn, đục trong đá ở Long Môn một
tượng Phật khổng lồ cao 30 mét; đẽo một tượng gỗ sơn lớn hơn ở Lạc
Dương; bà còn tính đúc một tượng đồng cao 300 mét
h. Khoa học
Khoa học đời Đường không phát triển bằng các ngành văn học, tôn giáo.
Về y khoa, Tôn Tư Mạo viết bộ Thiên Kim yếu phương, đưa nhiều kinh
nghiệm lâm sàng.
Triều đình mở Thái y thự và y khoa học hiệu. Theo Lombard (sách đã dẫn)
thì Trung Hoa thời đó đã biết cách trám răng.
Cũng theo Lombard thì về thiên văn học, Yi Xing (?) thử đo một khúc kinh
tuyến (méridian) dài 2.500 cây số.
Về địa lí, nhà Đường đã vẽ bản đồ Tây Vực và bản đồ Hải nội Hoa di.
Thuật in đã được xét ở mục Công nghiệp.
Văn minh Trung Quốc truyền qua các nước khác.
Nhà Đường coi người ngoại quốc như người Trung Quốc, không kì thị, và
Trung Quốc là nơi các dân tộc Đông Á hỗn hợp. Không những vậy, cả
những thương nhân ở Ba Tư và Ả Rập cũng tới lập nghiệp ở Trung Hoa.
Văn hóa Trung Hoa và ngoại quốc do đó ảnh hưởng lẫn nhau một cách mật
thiết.
Phương Tây học được của Trung Hoa nghề tằm tơ, thuật làm giấy, thuật in,
thuật làm đồ sứ, cách dùng la bàn. Và Trung Hoa cũng học được ngoại
nhân cách làm rượu nho, nghề trồng bông dệt vải.
[1] có sách báo phải đọc là Khắc Hãn. Vốn là tiếng Mông Cổ, sách Pháp
phiên âm là Khan.
[2] Trung Hoa rất trọng thư pháp (thuật viết chữ), coi nó là một nghệ thuật
ngang với hội họa.