SỬ TRUNG QUỐC - Trang 231

Hoán.
- Phái tự nhiên. Chịu di phong của Đào Tiềm, Tạ Linh Vận thời Nam triều,
thích nhàn tản và cảnh thiên nhiên. Có nhiều nhà thơ lớn: Mạnh Hạo Nhiên,
Liễu Tôn Nguyên, Vi Ứng Vật, Vương Duy, vừa là thi sĩ vừa là họa sĩ.
- Phái quái đản chủ trương viết phải khác người, làm kinh dị người đọc thì
mới là khéo, cố tìm những tiếng lạ lùng, những vấn đề khó khăn, như Mạnh
Giao, Giả Đảo.
Vãn Đường (847-907) Thời này là thời loạn triều đình bất lực, phong hóa
suy đồi, thí nhân lại chủ trương trở về duy mĩ đời Lục Triều, tư tưởng ủy
mị.
Đáng kể chỉ có Đỗ Mục, Lí Thương Ẩn...
c. Từ
Đời Đường còn xuất hiện một thể vận văn, biến từ Nhạc phủ[9] ra; nó có
vần, có điệu, số chữ không nhất định, ca hát được, đại khái cũng như thể
hát xẩm, hát quan họ, hát nói của ta. Ôn Đình Quân sáng tác được nhiều
điệu mới, đứng đầu trong nhóm Tứ gia mà tác phẩm gom trong bộ Hoa
gian tập.
Từ đời Tống mới toàn thịnh, qua đời Nguyên, Minh biến thanh thể khúc. d.
Âm nhạc
Vua Huyền tôn sành âm nhạc, lập giáo phường để dạy tục nhạc, đặt ra lối
múa Nghê thường vũ y, vũ nữ bận áo sặc sỡ như cầu vồng múa theo điệu
nhạc. Ông lại lập ra một viện gọi là Lê viên (vườn lê), dạy 300 thanh niên
múa hát (gọi là Lê viên tử đệ) để làm vui tai mắt cho ông và Dương Quí
Phi. Có thể coi đó là bước đầu tiến tới ca kịch.
e. Hội họa
Trước đời Đường, chỉ có những bức vẽ về nhân vật. Từ Đường trở đi mới
có môn vẽ sơn thủy gồm hai phái: Bắc phái thì Lí Huấn đứng đầu; nam
phái lấy Vương Duy làm tổ. Vương Duy cũng là thi sĩ có danh, được khen
là “trong thư có họa, trong họa có thơ”. Phái của ông khác phái bắc là ít
dùng màu sắc mà thường dùng mực, nét vẽ đơn sơ mà gợi cảm, lãng mạn
chứ không tả chân.
Có nhiều nhà chuyên vẽ hình Phật như Ngô Đạo Huyền, Diêm Lập Bản có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.