Nguyễn Hiến Lê
Sử Trung Quốc
Chương V ( 4)
C. KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Nông nghiệp.
Chúng ta đã biết thời đầu nhà Tống, cũng như mọi thời đầu của các nhà
khác (Hán, Đường) nông nghiệp phát triển nhờ chính sách phát ruộng cho
dân và nhờ dân được yên ổn làm ăn. Còn nhiều nguyên nhân nữa; công
việc thuỷ lợi, đào kinh, đắp đê ở hạ lưu sông Dương Tử phát triển, người ta
biết dùng những giống lúa mới thứ lúa sớm ở Chiêm Thành - (Theo
Lombard)- và mỗi địa phương chuyên trồng một vài loại, số thu hoạch tăng
lên, dân số tăng theo.
Nhưng vì chính sách thuế má bất công, dân nghèo thì phải đóng góp nhiều,
kẻ giàu thì được miễn nhiều thứ thuế mà lại giỏi trốn thuế, nên kẻ nghèo
càng nghèo, người giàu càng giàu, nhất là thuế mỗi ngày một tăng, nên dân
chúng đói quá phải nổi loạn, mỗi khi lụt hoắc mất mùa. Như 1075, ở Hồ
Châu lụt, mùa màng hư hết, nữa triệu người chết đói, mặc dù triều đình đã
phát chẩn 1.250.000 hộc lúa cho dân nghèo.
Nạn đói vì thiên tai là nạn lớn nhất của dân Trung Hoa. Có người đã làm
thống kê thấy rằng trong 2.300 năm từ thế kỷ thứ VIII trước T.L tới cuối
đời nhà Minh, chỉ có 720 năm là Trung Hoa không bị thiên tai còn những
năm khác, trước sau họ bị 1057 cơn nắng hạn và 1030 vụ lụt, ấy là chưa kể
nạn chiến tranh. Tân Pháp của Vương An Thạch có thể làm cho quốc khố
khá hơn nhưng dân chúng lại khổ hơn: từng đoàn người đói rách rời bỏ quê
hương, kéo lên kinh đô xin ăn, khám đường nhiều nơi chật những người
thiếu thuế. Tô Đông Pha trong cựu đảng chán nản, lấy làm xấu hổ rằng giới
sĩ như ông đọc biết bao nhiêu sách mà không tìm được một phương cứu đói
cho dân được.
Giới đại điền chủ trái lại vẫn sống trong cảnh xa xỉ. Theo Eberhard, cuối
Nam Tống (đời Độ Tôn), một người tên là Kia Sseo-tao, em một quý phi,
có địa vị khá ở triều, đề nghị triều đình hạn chế số ruộng đất tối đa mà mỗi