SỬ TRUNG QUỐC - Trang 302

Nguyễn Hiến Lê

Sử Trung Quốc

Chương VII

NHÀ MINH( 1368 - 1644 )

A. THỜI THỊNH

Các học giả phương Tây nghiên cưứ rấy ít về đời Minh và nửa đầu đời
Thanh một phần vì tài liệu quá nhiều - thư khố quốc gia Trung Quốc mới
cất ở gần K Bắc Kinh, chứa tới trên năm triệu tài liệu - một phần vì trong
các thế kỷ XV - XIX Châu Âu thay đổi hẳn ( cải cách tôn giáo, phục hưng
văn nghệ, tạo được một tân thế giới ở bờ bên kia Đại Tây Dương, rồi cách
mạng chính trị, cách mạng kỹ nghệ), còn ở Trung Hoa thì từ chính trị tới xã
hội không có gì biến chuyển đáng cho các học giả chú ý tới.
Quả thực, trong mấy thế kỷ đó, phương Tây tiến rất mạnh mà Trung Hoa
thì đứng ì một chỗ. Đời Minh đế quốc rộng gần bằng đời Đường, dân số
đông hơn ( hồi đầu khoảng 53 triệu, cuối đời được từ 100 đến 150 triệu),
vua thì cũng như mọi triều đại khác, chỉ được hai ông giỏị Thái Tổ và
Thành Tổ), họ cũng vẫn phải đương đầu với hai vấn đề: chống với các rợ,
lo cho dân khỏi đói, như các thời trước, còn thì đại đa số là một bọn vua
tầm thường, tồi tệ, sống xa xỉ, phóng túng, để hoạn quan nắm hết quyền
hành, rốt cuộc cũng lại tủi nhục để cho non sông vào tay rợ Mãn Thanh.
Trong non ba thế kỷ- nhà Minh không tiến bộ về một phương diện gì cả -
Trừ về văn học bình dân, y tức bạch thoại - và việc đáng ghi hơn cả chỉ là
việc Trịnh Hòa bảy lần đi qua " Tây Dương " - tức Nam Dương và Ấn Độ
Dương ngày nay.
Chính vì không có một sự thay đổi, một biến cố nào quan trọng, không có
cả các việc phế rồi lập, lập rồi phế các vua như cuối đời Đường, mà đời
Minh được một số sử gia khen là thời tương đối thái bình, ổn định hiếm có
trong lịch sử! Các vua Minh được yên ổn truyền nhau ngai vàng lâu hơn
đời nào hết.

A. THỜI THỊNH

1- Thái Tổ. ( 1368 - 1398 ), ông vua độc tài nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.