Hoàng. Năm 1375, một vị thượng thư bị đánh tới chết, và các đời vua sau
thỉnh thoảng cũng hành động như ông. Sự tàn bạo đó, chắc ông học được
của vua Mông Cổ, nó trái hẳn truyền thống của đạo Nho mà ba đời Hán,
Đường, Tống còn giữ.
Ông biết triều đại nào cũng bị cái nạn ngoại thích và hoạn quan mà mất
ngôi, nên ông khuyên mẫu hậu không nên lâm triều, vbà treo một thiết bài(
bảng bằng sắt) ở cửa cung, cấm hoạn quan dự chính. Nhưng lệnh đó đến
đời con ông đã bãi bỏ.
Đọc những đoạn " Mạnh Tử đối đáp Tề tuyên Vương" ( trong Mạnh tử -
chương Lương Huệ Vương - thượng và hạ) ông rất bất bình, ra lệnh dẹp hết
những phiến đá khắc các bài ấy mà vua Thần Tôn nhà Tống sai dựng năm
1084 ở miếu thờ Khổng Tử. Nhưng năm sau, không hiểu nghĩ sao, ông đặt
lại chỗ cũ. Tôi đoán rằng ông bất bình nhất về đoạn Tề Tuyên vương hỏi
Mạnh Tử ;" Bề tôi giết vua được không? " Mạnh đáp: " Kẻ làm hại điều
nhân thì gọi là "tặc" ( giặc); kẻ làm hại điều nghĩa thì gọi là " tàn " ( tàn
bạo); một kẻ tàn tặc thì gọi một tên " độc phủ ( ai cũng bỏ). Tôi nghe nói
giết một kẻ độc phu tên là Trụ, chưa nghe nói rằng giết vuả Điều đó đủ tỏ
Chu Nguyên Chương độc tài ra sao.
Nhưng ông cũng có điểm tốt: Ở trong giới bình dân ra, ông bênh vực giai
cấp cũ của ông. Nhiều lần ông tha thuế cho dân nghèo.
Dân có điều gì uất ức ông cho phép trình thẳng lên ông. Quan lại mà tham
ô, bị dân tố cao, ông cho điều tra , nếu ăn hối lộ sáu chục lượng thì bị chém
đầu, ông rất trọng đức liêm khiết, coi trọng dân tình mà đối với quan lại rất
nghiêm
Một viên quan nào được lòng dân thì tuy phạm tội, dân xin tha, ông cũng
tha, có kẻ còn được thăng chức nữa, như một viên tri châu nọ, thu thuế sai
kì, đáng lẽ bị bắt, các phụ lão trong châu lên kinh xin lưu viên đó lại, ông
chuẩn y và còn tặng lộ phí cho các phụ lão nữa.
Lại như một viên chủ bạ nọ, có lỗi gì đó cần phải tra vấn, nhân dân lên kinh
trình bày đức liêm chính của viên đó, ông chẳng những tha tội mà còn
thăng chức cho nữa. Còn hạng quan lại vì không yêu dân mà bị tội thì nhiều
vô kể.