Nguyễn Hiến Lê
Sử Trung Quốc
Chương VII (7)
G. VĂN HOÁ
3. Văn Nghệ
Về chính trị, Minh đã đáng chê mà về văn hoá, cũng không có gì đặc sắc,
kém hẳn với đời Hán, Đường, Tống. Không có sáng chế, phát minh gì quan
trọng, văn học, triết học, nghệ thuật chỉ rập lại những khuôn cũ. Thời Minh
là thời Trung Quốc đứng yên một chổ, trong tình trạng thời trung cổ để cho
Tây Phương vượt xa về cả mọi phương diện. Những trang sử rực rỡ nhất
của dân tộc Trung Hoa đã lật qua rồi.
1. Xã Hội - Tôn Giáo
Xã hội đời Minh là một xã hội phong kiến của các vương hầu ruộng đất
mênh mông hàng chục , trăm ngàn héc ta, nuôi cả ngàn nô tì mà tình cảnh
tệ hơn hạng nông thời Trung Cổ châu Âu, vì chú có thể bán họ cho người
khác được. Ngoại thương suy hơn đời Nguyên vì sau khi Trịnh Hoà chết,
vua Minh lại theo chính sách bế quan, không muốn buôn bán với phương
Tây; nhưng nội thương phát đạt hơn; nhờ công nghiệp phát triển và một số
phú thương liên kết với giới phong kiến, với bọn hoạn quan làm chủ những
điền trang lớn, do đó, mà một số sử gia phương Tây cho rằng thế kỷ XVI,
XVII, chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu phát sinh ở Trung Quốc.
Nông dân rất khổ vì thuế nặng, đời sống đắt đỏ, đồng tiền sụt giá và vì nạn
tham nhũng của quan lại. Nhiều kẻ phải bán ruộng , số dân lưu vong tăng
lên.
Tôn giáo cũng suy. Phật giáo, đạo giáo được vài ông vua cuối đời nhà Minh
tặnh cho nhiều quyền lợi: phát ruộng cho chùa, phong chức cho giáo chủ
vào hàng đại thần ( nhị phẩm) để mua chuộc họ mà để trị dân; chính vì vậy
mà họ hóa ra sa đọa. Đạo giáo càng ngày càng hóa ra mê tíndị đoan, mà Lạt
Ma giáo thì giới tu hành bận áo đỏ ( gọi là Hồng Giáo, có vợ con, sống xa
xỉ dăm dật quá đổi ttới nổi triều đình cấm họ lập gia đình, và buộc họ phải
bận áo vàng ( gọi là Hoàng Giáo).