Nguyễn Hiến Lê
Sử Trung Quốc
Chương 8
DƯỚI SỰ THỐNG TRỊ CỦA MÃN CHÂU
NHÀ THANH(1644-1911)
TỔNG QUAN
Triều đại này là triều đại cuối cùng của chế độ quân chủ, của nền văn minh
cổ Trung Hoa.
Người Hán lại phải chịu cái ách của Mãn Châu, lâu gấp ba cái ách của
Mông Cổ thời Nguyên; nhưng lần này ách không nặng bằng lần trước (Mãn
không quá nghi kị Hán, không dùng ngoại nhân để trị, cũng không quá bóc
lột quá mức) mà Mãn, Hán sớm biết sống chung với nhau và rốt cuộc có lợi
cho cả hai bên. Nhờ hơn một thế kỷ thịnh trị - cho tới cuối thế kỷ XVIII –
đế quốc mở mang hơn các thời trước (không kể thời Nguyên), và nhờ biết
trọng văn minh Trung Hoa, người Mãn đã Hoa hóa hoàn toàn, Mãn Hán chỉ
là một.
Một đế quốc càng rộng thì càng bị dòm ngó nhiều mà sự bao vây lâm thế
càng khó. Từ đời Hán không triều đại nào dân tộc Trung Hoa không điêu
đứng về nạn bị các rợ phía Bắc và phía Tây xâm lấn. Qua Mãn Thanh, nhờ
những võ công của Khanh Hi, Ung Chính, Càn Long 1 tránh được nạn đó;
nhưng từ thế kỉ XIX họ lại nhục nhã bị các “rợ” phương Tây qua ức hiếp,
chiểm các nguồn lợi kinh tế của họ. Rồi người Nga, người Nhật cũng vào
hùa chiếm miền Bắc. Rôt cuộc họ bị bao vây bốn phía, thành một bàn thuộc
địa của non chục cường quốc, có cơ nguy hơn các triều đại trước nữa.
Nhưng chính vì các nạn đó, mà dân tộc Trung Hoa mới quyết tâm duy tân,
Âu hóa mà lật đổ triều đại nhà Thanh, tiến theo trào lưu của Thế giới.
A. THỜI THỊNH TRỊ
1. Thống nhất – củng cố
Ông vua Thanh đầu tiên của Trung Hoa là Thuận Trị (Thế Tổ). Lúc vào
Bắc Kinh ông mới bảy tuổi, mẹ ông bồng ông, đặt lên ngai vàng. Mười lăm
tuổi ông có vợ, nhưng chỉ mê một quí phi, tám năm sau bà này chết, ông ưu