SỬ TRUNG QUỐC - Trang 396

Nguyễn Hiến Lê

Sử Trung Quốc

Chương 8 (6 )

5. Nga nhảy vô chia phần.

Nước Nga từ đầu thế kỷ XVIII, sau khi Đại đế Pierre biến pháp, thành một
cường quốc ở Bắc Âu, muốn tranh giành ảnh hưởng với các nước Tây Âu
như Anh, Pháp; nhưng vì tiến sau hai nước này, mà cũng vì vị trí của non
sông, không dễ gì kiếm được một lối thoát ra biển: Thoát ra Đại Tây
Dương thì bị Anh chặn, thoát xuống Địa Trung Hải thì bị cả Anh lẫn Pháp
chặn (eo biển Dardanclles bị họ kiểm soát), biển phía Bắc băng đóng quanh
năm, chỉ còn một cách là ngoi qua phía Đông, vượt Sibérie mà ra Thái Bình
Dương.
Khoảng giữa thế kỉ XVII, Nga đã tiến tới Hắc Long Giang bị Mãn Thanh
chặn lại, hai bên ký với nhau điều ước Nertchinsk. Thời Đạo Quang nhân
dịp Trung Hoa bị nội loạn và ngoại ưu, Nga tìm cách lấn thêm đất của
Trung Hoa. Năm 1847, Nga hoàng phái Mursvier qua Đông Sibére, kinh
doanh ở Viễn Đông. Mursvier lập thêm nhiều đồn doanh ở miền Hắc Long
Giang, cắm cờ Nga, nhận làm thuộc địa của Nga, rồi yêu cầu Thanh đình
định lại biên giới. Năm 1855, Thanh đương bối rối về loạn Thái Bình,
Niệm, Hồi, vì yêu sách của Anh, nên thỏa mãn tất cả các điều ước của Nga
xin, và ký với họ điều ước Ái Huy, nhường cho họ phía Bắc Hắc Long
Giang, lại cho họ được quản trị chung với mình miền đông Ô Tê Lí Giang
(Ussuri).
Năm 1860, Nga viện cớ đã làm trung gian giúp Thanh điều đình với Anh
Pháp, xin được đền công, thêm vào điều ước Bắc Kinh 15 khoản nữa, mà
những khoản chính sau đây:
1. Miền Đông Ô Tê Lí Giang cho tới bờ biển thuộc hẳn về Nga, chứ
không phải của chung Nga và Trung Hoa.
2. Mở một nơi ở Tân Cương cho Nga lập thương điếm.
3. Thương nhân nga được tự do ra vào Bắc Kinh.
Người Trung Hoa cho hai điều ước đó là nhục nhã nhất. Không tốn một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.