rợ Kim, nhưng mấy vạn dân quê do một thái học sinh (1) là Trần Đông cầm
đầu đến tận cửa khuyết dâng thư xin dùng lại Cương, và mạt sát tể tướng
Lý Bang Ngạn kẻ chủ hoà.
(1) Như học sinh Quốc tử giám đời sau.
Quân Kim vây Biện Kinh đã được một tháng, không đợi nổi đủ số vàng
bạc, rút về hết. Huy Tôn trở về Biện Kinh. Ai cũng tưởng hoà nghị đã
xong, trên dưới an lòng, không lo phòng bị nữa. Không ngờ, không đầy
một năm, Kim lại đem quân hãm kinh thành. Vua Khâm Tôn phải ngự tới
trại Kim xin hoà nữa. Kim đòi vàng 1.000 vạn lạng, bạc 2.000 vạn lạng, lụa
1.000 vạn tấm, nặng hơn gấp hai lần trước. Khâm Tôn không sao nộp đủ số
được, phải đến nói lại. Kim bàn lập Trương Bang Xương (viên thiếu tể đã
qua Kim làm con tin) làm Sở đế rồi bắt vua Khâm Tôn, thượng hoàng Huy
Tôn, thái tử, các hậu phi và hoàng tộc, tất cả 3000 người, lại cướp vàng
bạc, con gái trong thành đem về bắc (1127). Bọn họ vừa buồn, khổ, vừa
không chịu được khí hậu miền Bắc, lần lần chết hết.
Chưa bao giờ dân tộc Trung Hoa bị nhục như vậy. Đời Bắc Tống tới đây
chấm dứt.
Chúng ta thấy, rợ Kim tiến như vũ bão, trong có mấy năm chiếm được gần
hết miền Bắc (chỉ trừ đất Tây Hạ) chưa có rợ nào thành công dễ dàng, mau
như vậy. Nguyên nhân là đời Tống rất yếu về võ bị, nhất là dưới triều Huy
Tôn, Khâm Tôn, từ vua tới đại thần điều khiếp nhược. Nhưng cũng có
nhiều nhà ái quốc, nhất định chiến chứ không chịu hoà, như Lý Cương,
Diêu Bình Trọng, Trần Đông (đời sau Nam Tống có Thục Thi còn anh
hùng hơn nữa) và dân chúng đứng về phe họ, rất ghét rợ Kim, chúng ương
ngạnh, tham lam, tàn bạo, tới đâu chỉ lo chiếm ruộng đất, cướp bóc của cải
để hưởng. Bất kỳ người Kim nào cũng là công dân hạng nhất, được miễn
mọi thứ thuế, chỉ phải tòng quân thôi. Chúng có quyền chiếm bao nhiêu đất
thì chiếm, chẳng kể là đất công hay đất tư, thành thử chủ điền và nông dân
Trung Hoa đều ghét chúng, lần lần toàn dân Trung Hoa đoàn kết thành một
mặt trận duy nhất để chống Kim. Đó là nguyên nhân khiến cho Kim sau
này sẽ sụp đổ rất mau.
Lại thêm, khi đã chiếm được Biện Kinh, chiếm được hết đất cát, của cải rồi,