cho tù trưởng Mông Cổ tước vương, họ không thèm nhận, tư xưng là Đại
Mông Cổ quốc.
Đến đời Thiết Mộc Chân (Témoudjie, Thái Tổ nhà Nguyên) Mông Cổ lại
càng mạnh, diệt được nhiều bộ lạc ở Tây Vực, năm 1206 lên ngôi Đại Hãn
(Hoàng đế). Hiệu là Thành Cát Tư Hãn (Genges Khan).
Năm 1210 Thành Cát Tư Hãn lại đánh Kim, chiếm được Tây kinh của Kim,
Kim lại xin hoà, nộp vàng lụa, phụ nữ và dâng một công chúa cho Thành
Cát Tư Hãn làm thiếp. Mông Cổ rút quân về để chuyển qua đánh phía Tây,
chiếm được miền Tây Vực, thẳng tiến tới bờ phía bắc Hắc Hải, chiếm hết
các nước lớn nhỏ trên đường hành quân, cuối cùng là Kiev của Nga. Sử
chép rằng họ tới đâu thắng tới đó như vào chỗ không người vì họ tàn bạo,
khát máu vô cùng, hễ thành nào chống cự lại thì họ sang phẳng, giết hết
dân, không chừa một đứa con đỏ, sọ người chất cao như núi, điều đó đúng
nhưng không phải chỉ vì vậy. Theo nhiều sử gia châu Âu gần đây thì Mông
Cổ rất giỏi về chiến thuật, không một nước châu Âu nào thời đó bì kịp;
trước khi tấn công họ chịu tìm hiểu kỹ tình hình chính trị của địch, địa thế,
sức mạnh của địch, có lẽ họ biết dùng súng nữa mà Trung Hoa thời đó đã
chế tạo được.
Tới Nga rồi, Thành Cát Tư Hãn trở về Trung Hoa đánh Tây Hạ, chưa xong
thì chết. Tây Hạ hàng (1227). Thành Cát Tư Hãn chia những đất đã chiếm
được cho bốn con, lập thành bốn hãn quốc.
Bọn nối ngôi đó sau còn Tây tiến hai lần nữa; lần thứ nhất chiếm Hồi Quốc,
Đông Âu, Nhật Nhĩ Man......(1234), lần thứ ba chiếm Tây Bộ Á Tế Á
(1251). Tôi chép lịch sử Trung Hoa nên không ghi lại dù vắn tắt những
chiến công đó của họ; chỉ xin nói qua rằng khi họ chiếm được trọn Trung
Hoa vào khoản năm 1280 thì đế quốc của họ - đế quốc của Mông Cổ- lớn
nhất trong lịch sử cổ kim.
Việc chiếm trọn Trung Quốc là công của Oa Hoạt Đài (con của Thành Cát
Tư Hãn) và Hốt Tất Liệt (Khoi Lai Khan) tức Nguyên Thái Tổ.
Oa Hoạt Đài (1) (Ogodei) đem quân đánh Kim, vây Biện Kinh 16 ngày
không lấy được. Mông Cổ sai sứ vào xin Tống (vua Lí Tôn) hợp binh đánh
Kim. Vua tôi nhà Tống muốn thừa diệp đó, diệt Kim để rửa nhục, mà quên