mạnh nhất.
Đó là về giống người , về giai cấp trong xã hội thì họ chia làm mười :
1- Quan lớn ở triều đình ( đều là người Mông Cổ )
2- Quan nhỏ ở địa phương
3- Lạt ma ( thầy tu Tây Tạng )
4 - Đạo sĩ
5 - Y Sĩ
6 - Thợ và người làm tiểu công nghệ
7 - Thợ săn
8 - Làm các nghề họ cho là đáng khinh như con hát
9 - Nhà nho
10 - Ăn mày
Mới đầu người Trung Hoa Bắc và Nam không được thi cử, không được
lãnh một chức gì dù là nhỏ, trong chính quyền . Về sau họ được thi, nhưng
phải thi riêng, không được thi chung với người Mông Cổ và các người sắc
mục. nếu họ đậu tiến sĩ thì tên nêu trên một bảng riêng ở bên trái , bảng bên
phải dành cho người Mông Cổ và người sắc mục. Dĩ nhiên hai hạng người
sau dù bài kém cũng được tuyển . Gần đây hoa lục cũng dùng lối phân biệt
đó đối với thí sinh trong giai cấp vô sản, và nước ta hiện nay cũng vậy . ( 1
) Sau cùng người Hán nào được bổ dụng thì bắt buộc phải học tiếng Mông
Cổ , và theo đạo Hồi, ít nhất là bề ngoài, đạo mà Mông Cổ che chở .
Có thời, người Hán bắt buộc phải bỏ y phục cùng cổ tục, ăn mặc theo rợ
Hồ, cài áo bên trái, tay hẹp, tóc thả xuống sau lưng.
Luật pháp đối với họ rất khắc khe: không được có vợ Mông Cổ hoặc sắc
mục. Mắc tội ăn cắp thì người Mông Cổ chỉ bị phạt vạ, còn người Hán thì
lần đầu bị xâm vào cánh tay bên trái, lần thứ nhì vào cánh tay bên mặt, lần
thứ ba vào cổ để mọi người trông thấy . Nếu giết một người Mông Cổ hay
sắc mục thì người Hán phải chịu tử hình và gia đình phải chịu phí tổn ma
chay - dĩ nhiên là nặng - cho thân nhân người chết. Trái lại , kẻ bị giết là
Trung Hoa mà kẻ sát nhân là người Mông Cổ hay sắc mục thì có thể viện lẽ
là trong cơn say rượu hoặc trong lúc tranh luận hăng quá, lỡ tay, và chỉ bị
phạt và hoặc cùng lắm là đày ra biên giới.