1295. Ông kể những kỳ quan ở Trung Hoa cho người đồng hương nghe,
bảo vua Mông Cổ mỗi năm thu được từ 10 đến 15 triệu đồng tiền vàng,
thần dân có tới mấy chục triệu cái gì cũng tới số triệu , không ai tin ông còn
mỉa ông là nói láo, gọi ông là " chú triệu ". Ít lâu sau, ông bị bắt làm tù binh
trong một trận giữa Venise và Gênes; và ở trong khám ông kể lại hồi ký cho
một người chép lại thành cuốn: Du Ký của Marco Polo ".
Ngoài ảnh hưởng của đạo Hồi, đạo Ki Tô, còn phải kể thêm sự cống hiến
của các dân tộc phương Bắc ( Khiết Đan, Kim, Mông Cổ), nhất là Tây
Tạng, Tu viện Lạt Ma giáo được dựng lên, một tu sĩ Tây tạng Phagepa,
Trung Hoa phiên âm là Bát Tư Ba tạo cho Mông Cổ một thứ chữ viết tượng
thanh( phonétique) khác hẳn chữ Trung Hoa. Một kiến trúc sư xứ Népal(
Ấn Độ) xây dựng lại một ngôi đền.
Rồi những kỷ thuật nói về đồ sứ ( đồ Closonné: Thất bảo?) về cách dệt
thảm, cách nấu rượu, cả về thiên văn học về môn vẽ bản đồ. Trung Hoa
cũng rút kinh nghiệm được của Á rập. Vì vậy mà Lombard bảo Trung Hoa
đời Nguyên là một cái " lò văn hóa"
( crenset culture), và Simon Leys trong Ombres Chinois ( Paris 1975) bảo
nếu nhà Minh và nhà Thanh biết theo chính sách " khai quan " ( m::7ạ1::
c::10ạ1::) đó thì Trung Hoa đã tiến bộ như phương Tây rồi.
Người Trung Hoa không phải chỉ tiếp thu mà thôi. Họ cũng truyền bá văn
hóa của họ qua phươn Tây bằng những con đường từ Đông qua Tây. Thời
Mông Cổ toàn thịnh, có hàng ngàn thường dânTrung Hoa túa ra khắp nơi
trong đế quốc Mông cổ, tới Nga, Ba Tư, Méssopotamie (miền Lưỡng Hà).
Các dân tộc đó học được của họ thuật chế tạo thuốc súng, nghề in, cách
dùng giấy bạc, cách dùng thuốc trị bệnh, những phát minh vể y khoa. Mà
thương nhân ngoại quốc tới Trung Hoa cũng rất đông; riêng Tràng An có
tới 2.000 thương điếm của ngoại nhân.
Nhiều kỷ sư Trung Hoa giúp Méssopotamie trong việc thủy lợi; một nhà
bác học Á rập, Rashid Ud-Din, giao thiệp với y sĩ Trung Hoa và viết một
cuốn truyền bá y học Trung Hoa tại Tây Á.
Văn minh Trung Hoa sở dĩ được truyền bá rộng như vậy chính là nhờ