đình để cho mọi người thấy. Nhiều vị gián quan bị cách chức hay bị giết vì
trực ngôn, và một số vua độc tài bải bỏ luôn chức đó. Hàn Dũ đời Đường
không làm chức giám quan mà cjỉ vì can vua Hiến Tôn đừng rước tượng
Phật, mà bài sớ dâng lên buổi sáng, buổi chiều bị đày đi miền Triều Châu
liền, một miền thời đó còn man rợ.
Nhà Minh đặt ra Đô sát viện để kiểm soát việc làm của các quan mà cũng
để thay chức gián quan nữa. Thái sử gián quan, đô sát đều là những biện
pháp có mục đích hạn chế bớt quyền hành của vua nhưng gặp những ông
vua tàn bạo, độc tài quá thì đều vô hiệu. Chỉ có mỗi một cách là lật đổ họ
thôi, " cách cái mạng " của họ đi. Việc đó hoàng tộc, triều đình không làm
thì nông dân sẽ làm.
2- BINH CHẾ
Quyền thông suốt quân đội thuộc về Đô Đốc phủ, sự điều khiền quân đội
trong việc chinh phạt thuộc về Binh Bộ.
Các quan vô đa số là cha truyền con nối, họ được cấp phát đồn điền để
hưởng lợi, triều đình khỏi phải trả lương, quân lính cũng được cấp cho
ruộng để trồng trọt mà sống, mỗi năm phải luyện tập một thời gian, khi hữu
sự thì chciến đấu. Như vậy không có lính chuyên nghiệp, cho nên quân đội
nhà Minh không mạnh, cuối đời Minh sau hai trăm năm thái bình, chiến
đấu rất dở. Các triều đại Trungb Hoa hầu hết đều có nhược điểm đó.
3- HÌNH PHÁP
Bộ Đại Minh luật phỏng theo luật của nhà Đường, chia làm lại luật ( luật
xử các quan lại), hộ luật, lễ luật, binh luật, hình luật, công luật ( luật về
công nghiệp). Cấm dùng những hình cắt mũi, xẻo tai, xâm vào mặt ....
nhưng rất nghiêm khắc cới quan lại, nhiều vị đại thần vì lỡ xúc phạm nhà
vua mà bị đánh trượng đến chết.
Việc hình ngục quan trọng thì phải qua ba phép ti: Hình bộ, Đô sát viện,
Đại lý tự, như vậy là rất thận trọng.
3- GIÁO DỤC- THI CỬ
Bắc kinh và Nam kinh đều có Quốc tử giám ( các đời trước gọi là Quốc tử
học). Giáo sư thì có chức Tế tữu, Tư nghiệp. Ở địa phương có các b viên
giáo thụ, huấn đạo.