Thi cử thì cứ ba năm thì có một kỳ hương thí ở các tỉnh, vào mùa thu năm tí
,ngọ, mão , dậu, trúng tuyển gọi là cử nhân, qua mùa xuân các năm sau (
sửu, mùi, thìn, tuất) thì có thi hội ở Bộ Lễ, trúng tuyển gọi là tiến sĩ, sau
cùng có điện thí, cũng gọi là đình thí do đích thân nhà vua chấm, trúng
tuyển thì là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Số trúng tuyển ở hương thí,
b n hội thí luôn luôn được quyết định trước.
Đầu đời Minh, thi cử còn trọng thực dụng, có những môn kị xạ, thư, toán,
luật; về sau chỉ chuyên dùng thi phú, lối văn tám vệ bát cổ) để lựa nhân tài
Như vậy ta thấy chính sách dạy dỗ và thi cử đời Nguyễn của ta chép đúng
đời Minh bốn năm thế kỷ trước, từ cách tổ chức tới các danh từ , chức tước.
Nên ghi thêm rằng năm 1397 Chu Nguyên Chương bắt dân ở mỗi làng một
tờ ghi sáu lệnh dân phải theo: " Phải
hiếu, phải kính trọng người già, thờ phụng tổ tiên, phải dạy con, phải yên
ổn làm ăn.....". Năm 1670 vua Khang Hi nhà Thanh cũng ra một sắc lệnh
gồm 16 điểm, đại khái như vậy, bà buộc các hương chức và kẻ sĩ trong làng
cứ nửa tháng một lần đọc và giảng cho dân nghe.
5- CANH NÔNG - THUẾ
Khuyến nông và ức thương là chíng sách chung của các triều đại Trung
Hoa. Người Mông Cổ rút đi rồi, để lại rất nhiều đất vô chủ, Chu Nguyên
Chương đem phân phát cho nhân dân và lính ( để lập đồn điền) như vậy
khỏi phải nuôi lính. Ông thường khoe rằng không mất một hột lúa mà nuôi
được triệu dân. Việc đó tự nhiên, chằng có gì đáng khen. Về sau, ông chia
đất cho cả bà con, bạn bè và những kẻ bợ đở ông nữa, có người được một
khu đất mênh mông nuôi được 20.000 gia đình nông dân. Ông lại ban bổng
lộc cho hoàng tộc như người Mông Cổ đã làm. Riêng ở Kinh Đô, những
bổng lộc, trợ cấp đó, mỗi năm lên tới tám triệu " thạch lúa ", trên 150 triệu
tấn, đã tốn kém cho quốc gia mà gây khió khăn về sự chuyên chở.
Ông phát bò và nông cụ cho các đồn điền, bắt dân miền Bắc cũng phải
trồng bông vải như miền Nam, tùy chỗ trồng cả lúa mùa nữa, ông làm lại
công việc thủy lợi, lập những kho trữ k lúa phòng năm đói kém. Tới cuối
đời ông, một nửa diện tích đất ruộng được trồng trọt, sự sản xuất ngụ cốc
gấp hai đời Nguyên.