năm mới trở về. Ông thăm Ba Tư, rất tiếc phái đoàn cũng vẩn không chép
gì nhiều về Ba Tư.
Chuyến đó là chuyến cuối cùng. Năm trăm năm sau khi ông mất, ông vẫn
được dân tộc Trung Hoa và các nước ông dđã ghé ngưỡng mộ, người Java
thờ ông như một vị thần. Không có nhà vượt biển nào mạo hiểm như ông.
Khoảng năm sáu chục năm sau, người Bồ Đào Nhamới dùng thuyền buồm,
đi vòng Hảo vọng giác ở cuối Châu Phi tới Ấn Độ Dương. Nghệ thuật hàng
hải của Trung Hoa thời đó đứng đầu thế giới. Tàu của họ có tới bốn tầng
lầu, các phòng trong tàu , nước đều vào không lọt ( Watertight), nếu thuận
gió thì đi được khoảng 10 cây số một giờ. Cũng như người Ả Rập, họ theo
gió mùa mà đi.
Sau những cuộc thám hiểm bằng đường biển đó không tiếp tục nữa, một
phần vì tốn tiền quá, những vật lạ chở về đầu có thể mua được của thương
nhân Ả Rập ở Quảng Châu, một phần vì mục đích tuyên dương oai đức của
Trung Hoa đã được rồi, và sau khi Tuyên Tôn chết, nhà Minh bắt đầu suy.
2. Người Trung Hoa Ra Hải Ngoại Làm Ăn.
Từ đời Đường, đã có nhiều người Trung Hoa ra hải ngoại làm ăn, đều ở
trong khu vực Nam Dương, nên người ở Nam Dương, thường gọi họ là
người Đường. Qua đời Ngũ Đại, Tống, số di dân càng đông. Đời Nguyên
đem binh đánh Mã Lai, Java, tuy không chiếm được nhưng cũng có một số
người Trung Hoa ở lại những đảo đó để lập nghiệp. Chính vào thời đó, một
số người ở Mân ( Phúc Kiến) vuợt biển đến Phi Luật Tân, chỉ cho thổ dân
cách làm ruộng, nhờ vậy người Phi tiến lần từ thời du mục lên thời kỳ nông
nghiệp. Từ đó trung tâm di dân của Trung Hoa ở Nam Dương.
Đời Minh, nhờ bảy lần đi sứ, và thám hiểm của Trịnh Hòa, cơ hồ không có
nước nào ở Nam Dương không triều cống Trung Quốc mà phong trào di
dân ra hải ngoại làm ăn càng phồn thịnh.Họ tới bán đảo Mã Lai, tới
Sumatra ( vào khoảng 1370). Bornéo, Java, Phi Luật Tân, quần đảo
Moluques .....
Ngoài ra họ còn tới Xiêm, Miến Điện, Việt Nàm ta. Ngày nay số Hoa kiều
ở mấy nước đó rất đông, trên ba chục triệu là ít. Phong trào đó bắt đầu thịnh
từ đời Minh.