Thanh theo Mãn áp dụng chính sách trung ương tập quyền, không đặt chức
tể tướng, bao nhiều quyền đều do vua nắm hết, thành thử các đại học sĩ ở
Nội Các và các đại thần ở lục bộ chỉ là những kẻ thừa hành thôi.
Mệnh lệnh của Hoàng đế gởi cho một viên quan nào thì gởi thẳng cho viên
quan ấy, chứ không gởi cho bộ hoặc thượng cấp của viên quan ấy để
chuyển giao; các quan thượng thư cầm đầu các bộ cũng không được trực
tiếp ra mệnh lệnh cho cấp dưới; 12 thượng thư và 24 thị lang của 6 bộ đều
có thể trực tiếp tâu riêng với vua, người này không biết người kia tâu gì,
vậy là thượng thư hoàn toàn không có chút trách nhiệm gì cả. Thời đầu, vua
Khang Hi, Ung Chính, Càn Long đều cần mẫn,mà việc nước cũng ít rắc rối,
nên có thể áp dụng chính sách đó được, về sau chắc phải châm chế nhiều.
Một điểm đặc biệt là nhà Thanh không lập thái tử như các triều trước: Vua
Thuận Trị là lâm thời tôn lên, chứ không định trước. Vua Khang Hi lên
ngôi di chiếu; ông có 35 hoàng tử (không biết bao nhiêu công chúa) và khi
ông theo lệ Trung Hoa, lập thái tử thì các hoàng tử ghen ghét, kết bè đảng
khuynh loát, mưu hại, có lần một hoàng tử là Jun Jeng (Doãn Nhung?)
(theo f. Backhouse và J.O.P Bland trong Les Empereures Mandchous
Payot, 1964) tính giết cả vua cha, Khang hi kể tội con với các quan rồi lăn
xuống đất khóc lóc (năm đó ông trị vì đã 50 năm). Thấy chế độ lập thái tử
tai hại như vậy, ông hai lần lập thái tử rồi hai lần phế đi. Khi ông chết, Ung
Chính được sự ủng hộ của quân đội mà lên ngôi, tức là loạn nổi lên trong
anh em, họ tranh giành ngôi vua với ông, ông phải giết hết những kẻ đó; và
quyết tâm bỏ lệ lập thái tử. Ông lựa chọn một người con cho sau này kế vị,
viết tên, bỏ vào trong một hộp kín, cất một nơi trong cung, đến khi lâm
chung, bảo các đại thần mở ra xem mà thi hành. Người kế vị ông là Càn
Long. Các vua sau đều theo cách ấy, trừ vua Đồng Trị.
Cái tệ lập thái tử, chăng kể tư cách tài năng ra sao, cứ cho con lớn của dòng
chính là được lên ngôi, cái tệ đó do chế độ tôn pháp từ đời Chu tới đầu đời
Thanh, trên 2.500 năm, mới được một vua Mãn hủy bỏ. Cai cách đó đáng
kể là một tiến bộ; đời Thanh chỉ có vài ông vua bất tài, vô hạnh, ít hơn các
đời trước nhiều là nhờ vậy. Nhưng cái hạn chế độ truyền tử chứ không
truyền hiền, vẫn còn nặng lắm.