Chính chế ở các địa phương (18 tỉnh) thì theo nhà Minh, không có gì thay
đổi.
• Khoa Cử: cũng theo nhà Minh, dùng văn bát cổ để lựa nhân tài.
• Binh chế: Quân đội phân biệt hai hạng: kì binh và doanh binh. Kì binh (kì
là cờ) mỗi đoàn có một màu cờ, dùng cả người Mãn, người Mông, người
Hán, có nhiệm vụ giữu kinh sư và xuất chinh, họ được tập luyện tập kĩ hơn
hết.
Doanh binh thường dùng để trấn áp nội loạn. Các viên đô thống, tướng dù
kì binh hay doanh binh mới đầu đều là người Mãn, gần cuối triều đại mới
dùng người Hán.
• Tư pháp:
Pháp luật đời Thanh đại để theo đời Minh. Nhưng dĩ nhiên là bất bình đẳng
như nhà Nguyên. Người Mãn được nhiều đặc quyền nhất, người Hán thấp
nhất.
Tôn thất và kĩ nhân (người Mãn) do nhưng cơ quan riêng xét xử và được
đổi hình phạt.
• Thuế:
Cũng như đời Minh, phân biệt hai thứ: thuế điền và thuế đinh, sau đem thuế
đinh san ra ruộng đất mà thu chung.
Năm 1712, Khang Hi xuống chiếu định rằng cứ lấy ngạch thuế ghi trong sổ
sách năm 1711 làm tiêu chuẩn (năm đố số đinh là 24.620.000) sau dân số
có tăng thì thuế vẫn như cũ. Dân số năm 1710, theo Eberhard là
116.000.000. Vậy cứ 5 người dân (kể cả nam, phụ, lão, ấu) thì có 1 đinh?
Ngoài các thứ thuế cũ: muối, đánh cá, trâu ngựa… còn đặt ra thuế “li kim”
hồi giặc Thái Bình đánh vào hàng hóa chuyên chở qua các tỉnh, “thuế
quan” đánh vào hàng hóa qua các cửa quan, và thuế hải quan đánh vào các
hàng từ nước ngoài vào.