Ngô Tam Quế vẫn ức nhà Thanh phổng tay trên ngôi báu Trung Hoa, bất
đắc dĩ phải tuân lệnh họ đi dẹp Lí Tự Thành ở Sơn Tây, rồi bình định miền
Tứ Xuyên. Hắn lập được nhiều công cho Thanh (Công cuối cùng là bắt giết
Quế Vương như trên đã nói), những vẫn thầm nuôi cái ý chiếm cứ một
phương, thành lập một quốc gia độc lập, không chịu sự thúc phược của
triều đình Thanh.
Năm 1677, hắn phất cờ khởi nghĩa ở miền động Đình Hồ dùng khẩu hiệu
“Hưng Minh thảo lồ” (dẹp giặc đề phục hưng nhà Minh) nhưng tội y nhiều
và nặng quá, dân chúng không ai theo, coi hắn là một tên “trành” (người bị
cọp vồ thành quỉ, cọp sai về bắt đồng bào), rồi hai phiên vương lần lượt
hàng Thanh hết, quay lại tấn công hắn, hắn hóa cô độc, bỏ khẩu hiệu “Phục
Minh” mà xưng đế, chẳng bao lâu sau bị bệnh chết (1676). Hắn chết rồi,
Khang Hi tìm cách giết luôn hai phiên vương kia.
2. Phát triển
- CHẾ ĐỘ
- CHÍNH THỂ
Cũng như nhà Nguyên, Mãn Thanh mới đầu không mong gì được người
Hán ủng hộ, nên trông cậy nhiều nhất vào bộ tộc của mình và một phần vào
một số bộ tộc anh em với mình như Mông Cổ, nhưng Thanh không hơn
Nguyên, khéo dùng người Hán, vậy là họ dùng cả Mãn, Hán, Mông, mà có
hạn định.
Các chức vụ lớn ở triều đình luôn luôn giao cho hai người: 1 Mãn, 1 Hán.
Sáu bộ thì mỗi bộ đều có một thượng thư người Mãn, một thượng thư
người Hán, hai thị lang người Mãn, hai thị lang người Hán.
Do đó phải dùng nhiều thông ngôn trong nội các và lục bộ. Hai ngôn ngữ
Hán, Mãn đều được dùng cả, và một số người Hán thi đậu tiến sĩ được
khuyến khích học thêm tiếng Mãn tại một viện Hàn Lâm. Người Mãn cũng
được khuyến khích học tiếng Hán. Tới khoảng 1670, nhiều cơ quan không
cần có thông ngôn nữa, và khoảng 1838 thì không còn tiến sĩ Trung Hoa
nào học thêm tiếng Mãn nữa. Vua Khang Hi cho soạn bộ tự điển mang tên
ông (Khang Hi Tự điển) để giúp người Mãn, nhưng khi soạn xong thì ít khi
họ dùng tới.