SỬ TRUNG QUỐC - Trang 375

(racine carée và racine cubique) trước cả Ấn Độ, đã tính được đúng nhật
thực từ đời Chu đã vẽ được khá chính xác bản đồ miền Hà Nam (tỉ lệ xích
là 1/100.000) từ thế kỷ thứ II trước T.L.
Có điều khó hiểu là từ thế kỷ XVII, tài phát minh của họ ngưng lại trong
khi phương Tây tiến rất mau về khoa học ký thuật, lần lần vượt họ; tới đời
Thanh thì hóa ra lạc hậu, phải học người Âu, nhờ mục sư Ripargin cho bản
đồ toàn quốc gồm 104 tờ. Hình như họ có tài phát minh hơn là lợi dụng
nhưng phát minh. Chẳng hạn thuốc súng của họ phát hiện từ trước kỷ
nguyên Ki Tô mà họ chỉ dùng làm pháo thăng thiên, mãi cho tới đời Tống
mới chế tạo được lựu đạn; người Ả Rập bắt trước thuật đó, truyền qua Châu
Âu và qua đời Minh, người Trung Hoa phải học lại của người Bồ Đào Nha
cách chế tạo súng đại bác. Có phải một là do họ ghét máy móc, cho rằng cơ
giới sinh ra cơ tâm, cho nên không trọng, không khuyến khích, các nhà
khoa học mà chỉ quí bọn văn nhân, thi sĩ, triết nhân? Hay là tại họ có trự
giác sáng kiến, nhưng thiếu tinh thần khoa học, không có khoa học thực
nghiệm, không có Bacon, Descartes? Lạ lùng thật, họ tính được căn lập
phương, tính được số π mà không biết đặt ra dấu = (signe d’égalité), không
biết đặt thành phương trình (équation), nên họ không có môn toán
(mathématiques) như phương Tây. Hậu quả là nhờ khoa học, lối sống và xã
hội phương Tây thay đổi rất mau trong khi Trung Hoa trong các thế kỷ 17,
18, 19 đứng ỳ một chỗ.
4. Kinh tế - xã hội
Cho tới cuối đời Càn Long, nhờ đất đai được mở rộng, kinh tế phát triển
khá. Số ruộng cày tăng lên hoài; nhiều đồn điền được lập thêm ở miền biên
cương phía Tây, phía Tây Nam, ở Tân Cương, Đài Loan, có thời cả ở Mãn
Châu nữa (mặc dàu có lệnh cấm người Hán qua lập nghiệp ở đó, mà họ vãn
lén lút qua được). Họ đi tưng đoàn như những dân bán du mục, qua hết
miền này miền khác kiếm một nơi thưa dân mà nhiều đất hoang để định cư.
Tại những miền đã khai phá từ lâu, họ đắp đập, đào kinh như ở gần Bắc
Kinh, miền hạ du Hoàng Hà và miền Giang Tô, nhờ vậy số thu hoạch tăng
lên. Miền Hồ Bắc và Hồ Nam thành cái vựa lúa của Trung Quốc, và có câu
tục ngữ: “khi Hồ Quảng – tức Hồ Bắc và Hồ Nam – mà lúa chín thì dân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.