tỉnh Trực Lệ, Hà Nam, Sơn Đông. Họ giao kết với bọn nội thị, nhờ làm nội
ứng, lẻn vào cung đình giết Gia Khánh, chẳng may đúng lúc Gia Khánh đi
thăm lăng của cha, và bọn ám sát bị các hoàng tử và cấm quân đánh bại.
Gia Khánh hay tin, vội về triều, giết đầu đảng của Bát Quái giáo và hơn
một trăm nội giám.
Gia Khánh còn siêng năng lo việc nước; Đạo Quang (1821 -1 850) bất tài,
bủn xẻn mà lại ưa nịnh; tệ nhất là Hàm Phong (1851 – 18 60) dâm đãng,
trụy lạc. Bọn hoạn quan và ngoại thích lại hoành hành như các triều đại
trước.
- Nhưng mấy nguyên nhân kể trên, theo các học giả phương Tây.
(Eberhard, Reischauer và Fairbank) đều không quan trọng; chính sự tăng
gia dân số lên mau quá, sản xuất không theo kịp mới làm cho nhà Thanh
mỗi ngày mỗi nghèo đi, suy đi.
Theo thống kê của triều đình, dân số năm 1741 là 142 triệu, năm 1851 lên
tới 432 triệu. Những con số đó không thể đúng như những thông kê ngày
nay được, nhưng Eberhard cho rằng đáng tin. Con số 142 triệu năm 1741
hợp với con số nhưng năm trước; con số 432 triệu năm 1851 có vẻ cao quá,
nhưng sau cuộc nổi loạn của Thái Bình thiên quốc, dân Trung Hoa chết 2-3
chục triệu (có sách nói cả trăm triệu – coi ở sau) mà các nhà thống kê hiện
đại đều đồng ý chấp nhận con số 400 triệu, vậy thì con số 432 triệu năm
1851 cũng có thể chấp nhận được.
Vậy chỉ 110 năm mà dân số Trung Hoa tăng lên gấp 3, phương Tây, thế kỷ
XIX, sự tăng gia dân số như vậy là thường vì kỹ nghệ, thương mại của họ
rất phát đạt. Ở Trung Hoa, chỉ trông vào nghề nông, mà diên tích canh tác
tuy có tăng nhưng không thể tăng lên nhiều được; còn phương pháp canh
tác thì không thay đổi, có trồng thêm được khoai, bắp ở vài nơi, đào thêm
được kinh, làm thêm được một mùa, cũng không thể nào đủ nuôi số nhân
khẩu tăng gia đó. Dân tất phải thiếu ăn, nghèo. Dân nghèo thì thuế thu được
ít, quốc gia cũng nghèo.
Một điểm đáng để ý nữa: dân tăng lên gấp đôi thôi – đừng nói gấp ba vội –
số quan lại không tăng theo (Trung Hoa là nước dùng ít quan lại nhất : cuối
đời Thanh, 450 triệu dân mà chỉ có 100.000 quan lại), mà triều đình càng