SỬ TRUNG QUỐC - Trang 379

bê bối, quan lại càng bất lực, hễ có nội loạn lại thêm ngoại nữa, nhất định
triều đình phải đổ.
Tiểu công nghiệp phát triển theo: đồ tơ lụa gấm vóc ở Hàng Châu, Tô
Châu, đồ vải ở Giang Tây (500 lò). Vài nơi đã có những xưởng lơn như ở
Nam Ninh có 3 vạn khung cửi, ở Tô Châu có 33 xưởng in hình lên giấy,
dúng 200 thợ.
Những trung tâm thương mại lớn nhất đều ở miền Nam: Nam Ninh, Hán
Khẩu, Hạ Môn, Quảng Châu. Ghe thuyền chở đồ theo Vận Hà và rất nhiều
kinh ở miền Bắc. Đường thủy lớn nhất là sông Dương Tử, ghe thuyền đi lại
được 3.000 cây số trên sông đó, cung cấp mọi hàng hóa thực phẩm cho 100
đến 200 triệu dân ở hai bên bờ.
Một số thương gia rất giàu nhờ bán muối ở Tứ Xuyên, xuất cảng ở Quảng
Châu và lập ngân hàng ở Sơn Tây.
- Trong khoảng giữa thế kỷ, từ đầu tới cuối Càn Long dân số tăng lên gấp
đôi: năm 1741 là 143 triệu, năm 1791, lên tới 304 triệu.
- Sự thu nhập của triều đình tăng theo nhưng không kịp.
Năm 1685 đời Khang Hi, thu được 25 triệu bạc, 4.300.000 thạch ngũ cốc
(mỗi thạch khoảng 30 ký lô).
Năm 1770 đời Càn Long thu được 29 triệu lạng bạc, 4.700.000 thach ngũ
cốc.
Trong 85 năm mà chỉ tăng được vậy thôi: bạc được 4 triệu, chưa đầy 1/6,
ngũ cốc được 400.000 thạch, (chưa được 1/10), vì chính sách nông nghiệp
cũng như các đời trước, mà kỹ thuật canh tác không tiến bộ, trong khi dân
số tăng ít nhất là gấp hai.
Do đó mà tình hình tài chánh cuối đời Khang Hi không lấy gi làm tốt đẹp,
dân chúng nghèo thêm.
2. Nha phiến chiến tranh
Gia Khánh chỉ phải đối phó với phong trào phản Thanh của dân chúng thôi.
Đạo Quang phải chịu thêm cái Bạch họa nữa và lịch sử Trung Hoa bắt đầu
vào một giai đoạn mới, giai đoạn này chỉ kết thúc năm 1911. Trong chín
chục năm (1821 – 1911), về phương diện chính trị và kinh tế, Trung Hoa
chịu sự uy hiếp mỗi ngày một tăng của các cường quốc phương Tây, họ vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.