SỬ TRUNG QUỐC - Trang 430

nhân dân « , « cách mạng văn hóa » của họ là không truyền qua ta). Vậy
cuốn nào viết về xã hội Trung Quốc, mà có nhiều điểm giống với xã hội
của ta thì cuốn đó đáng tin ( chẳng hạn cuốn La Chine devant l’échec của
Fernand Gigiou Flammarion 1962 mà tôi cho là có giá trị mặc dầu ít người
nhắc tới )
Chép sử thì không ai có thể hoàn toàn khách quan được chỉ có thể thành
thực được thôi. Chỉ ghi lại những việc xảy ra, không tìm hiểu nguyên nhân,
không khen, không chê, thì theo tôi, không phải là viết sử. Có những giá trị
tinh thần mà chúng ta phải tôn trọng, phải bênh vực, trái lại thì phải chê. Có
như vậy mới la thành thực với người đọc và với chính mình.
N. H. L
( Các sách Hán đều gọi chế độ của Tưởng Giới Thạch là Trung Hoa Dân
Quốc ; của Mao Trạch Đông là Trung Hoa nhân dân Cộng Hòa Quốc. Các
sách Pháp, Mỹ thì gọi là Trung Hoa Quốc Dân Đảng ( Chine du KouôMin
Tang ) hay Trung Hoa Cộng Hòa ( République Chinoise) và Trung Hoa
Nhân Dân ( Chine Populaire) hay Trung Hoa Cộng Sản ( Chine
Communiste). Lộn xộn quá. Tôi dùng tên Dân Quốc ( Tưởng ) và Cộng Sản
( Mao ) cho gọn và dể nhớ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.