Hoài, nhưng sau thua , không dám tiến lên Hán Khẩu, bị Moscou khiển
trách, kéo về Nga. Quốc dân đảng nắm chắc được các thị trấn, lùng bắt tất
cả những kẻ thân cộng, cộng không làm gì đươọc.
Tóm lại trong mấy năm đâu, Cộng thất bại liên tiếp, đưòng lối thường thay
đổi, giới lãnh đạo cũng vậy, các cố vấn Nga phải về nước, một số ít ở lại
Giang Tây, để lập một chính quyền sô viết tại đó.
Tuy vậy sự hoạt động của Cộng sản cũng thu được vài kết quả ở Phúc Kiến
, Giang Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc. HỌ lập được tại đó những đạo hồng quân
có khí giới dầy đủ, được huấn luyện kỷ, nhờ một tướng rất tài về du kích
tướng Chu Đức.
Cộng thay đổi đường lối
- Rút kinh nghiệm mấy năm đó, họ xét lại đường lối của họ, thấy giới vô
sản ( thợ thuyền ) ở các thị trấn còn yếu quá, mà chính họ lại không hoạt
động ở thị trấn được, phải cách biệt với vô sản , vậy đành phải chú trọng tới
nông dân và họ nhớ lại lời Lénine nói năm 1919 với một số dảng viên cộng
sản Á Châu:
- “ Các Đống chí phải áp dụng lý thuyết và thực hành mà đừng quên rằng
nông dân là giai cấp quan trọng nhất trong quần chúng “.
Lénine đã sửa đổi lý thuyết của Marx để cho hợp với các nước Á châu chưa
được kỹ nghệ hoá, còn ở trong giai đoạn nông nghiệp.
Từ dó đảng Cộng sản Trung Hoa mới nghĩ tới việc gây một cuộc vận động
dân tộc, dân chủ, điền địa, như Tôn Văn đã chú trương, cuộc vận động đó
gọi là Tân Dân Chủ.
Nông dân được bọn trí thức huấn luyện , khi bạo động thì có thể dùng
những kẻ cướp gốc nông dân như các triều đại cũ , vì bọn đó gan dạ (
nhưng nếu làm phản thì phải thủ tiêu liền ) , không dùng phương tiện tổng
đình công nữa , mà dùng du kích chiến , đưa vấn đề cải cách điền địa lên
hàng đầu. Đó là những nét chính của cuộc cách mạng Trung Hoa. Vậy, họ
trở lại đường lối bạo động của các cuộc khởi nghĩa thời phong kiến , chỉ
khác người lãnh đạo là giới trí thức, bọn cướp chỉ là tay sai, không tấn công
ồ ạt để chiếm đất, mà dùng du kích để tỉa lần, sau cùng diệt quân đội của
chính quyền, thành công rồi thì thực hành việc chia đất, như hồi xưa, những