Tống Khánh Linh ( quả phụ Tôn Văn ) . Ông đã có vợ, có con rồi ( một
người con, Tưởng Kinh Quốc, sau này nốI nghiệp ông ở Đài Loan), hồi đó
40 tuổI mà Mỹ Linh mớI 25 tuổi. Bà vợ sau theo đạo Tin Lành, đã học tớI
bậc đại học ở Mỹ, sẽ giúp ông được nhiều trong sự hiểu biết và giao thiệp
với Tây Phưong, nhất là với Mỹ.
Họ sống ở Thượng Hải và chính phủ Nam Kinh lại phảI cới Tưởng ra để
hoàn tất việc Bắc phạt. Ông cầm quân trở lạI cùng với Phùng Ngọc Tường.
Diêm Tích Sơn. Lý Tôn Nhân, chia đường tấn công . Đầu năm 1928, kể
như bình định xong, chỉ trừ khu Bắc Kinh.
Bắc Kinh sở dĩ còn chống được , một phần là nhờ âm mưu của Nhật Bản,
họ sợ thiệt hại cho quyền lợi của họ ở Sơn Đông và Mãn Châu. Đầu tháng
5- 1928 ba đạo quân của Quốc dân đảng tiến từ phía Nam và phía tây. Đồng
thời Nhật cho đổ bộ nhiều quân lính lên Thanh Đảo, theo đường xe lửa tiến
sâu vào nộI địa. Quân Nhật và quân Trung Hoa đụng nhau. Quân Trung
Hoa phảI lùi.Tiếp sau đó, Trương Tác lâm, quân phiệt Mãn Châu, giữ chặt
Bắc Kinh để hy vọng thỏa hiệp vớI Quốc Dân đảng vẫn thân vớI Nhật,
bỗng bỏ Nhật, kéo quân về Mãn Châu để Trương cho Tưởng vào Bắc Kinh.
Khi chuyến xe lửa riêng của Trương vừa vượt biên giới thì bị một quả mìn-
của Nhật, chắc vậy- nổ tung, ông ta bỏ mạng. Con ông là Trương Học
Lương , mặc dầu bị Nhật cảnh cáo nhiều lần, đã liên kết vớI chính phủ
Nam Kinh. vậy là quân đội của Tưởng ung dung tiến vào Bắc Kinh , mà ở
Mãn Châu , dưới quyền của Trương Học Lương, ngọn cờ thanh thiên bạch
nhật của Quốc dân đảng bay phất phới. Trung Hoa được thống nhất một lần
nữa. Ngày 9- 10- 1928 Tưởng được cử lên ghế Tổng Thống. Danh vọng
của ông lên đến tột bực. Trên hoạn lộ ông tiến mau thật . Ông đổi tên Bắc
Kinh ra Bắc Bình ( dẹp xong miền Bắc)
(1) Coi Nam du tạp ức của Hồ Thích