thiên cộng. Họ cũng như bọn sơ mi nêu của Hitler, sơ mi đen của
Mussolini. Giáo sư nào mà trong giờ giảng , chỉ hơi chê đưòng lối của
chính quyền là bị thủ tiêu. Chỉ dăm ba vụ thủ tiêu là họ hóa ra “ ngoan
ngoãn “ hết. Vào khoảng gần cuối thế chiến , ông ta lập một bảng kê những
đ-é tài cấm giáo sư, nhà văn, nhà báo đề cập tới : Cộng sản, lạm phát, tham
nhũng, cảnh khổ của dân.
Nhân vật thứ nhì là Hà Ưng Khâm, quyền hành rất lớn, vì nắm hết quân
đội, tính tình giống Tưởng Giới Thạch, vì cùng là quân nhân, nhưng khi
Tưởng cần hy sinh một trong hai người: Hà và Trần, thì Hà bị Trần không,
dân chúng sợ Trần nhất, còn đối với Hà thì thản nhiên hoặc khinh bỉ. Hà
làm hại Trung Quốc, khiến quân đội suy nhược, tan rã, hoàn toàn bất lực.
Không biết cầm quân, không biết tổ chức , không có thứ tự, phương pháp
gì cả, cũng không biết chỉ huy nữa, chỉ lo làm giàu, hối lộ, lập giá biểu sẳn:
muốn làm đại đội trưởng hoặc liên đội trưởng thì phải nộp y bao nhiêu đó.
Người ta tranh nhau mua chức chỉ huy, vì chỉ trong ít tháng là huề vốn. Chỉ
khổ cho dân lính: thiếu ăn, thiếu mặc, chết ở dọc đưòng, hoặc bị tử trận vì
thiếu súng, thiếu đạn. Lại thêm y ghét cộng sản tới mức không chống Nhật
mà chỉ lo diệt cộng.
Người Mỷ ghét y lắm, cuối cùng buộc Tưởng phải cách chức y di nếu
không thì không viện trợ cho nữa, Tưởng phải cách chức bộ trưởng Chiến
Tranh, nhưng vẫn giữ chức Tham Mưu trưởng của y, nghĩa là cũng vẫn như
cũ.
Bọn sĩ quan cựu sinh viên trường Hoàng Phổ thâm oán y, mà không làm gì
được cả.
Y có trung thành với Tưởng không? Điều đó còn ngờ. Trong vụ Tây An (
coi ở sau) . Tưởng bị bắt cóc, Hà dề nghị cho phi cơ lại dội om, san phẳng
thành bình địa. Như vậy là y được dịp khóc rồi nối nghiệp chủ cũ.
Khổng Tường Hi tự xưng là cháu đời thứ 75 của Khổng Tử, vậy mà hời
học ở Đại học Yale ( Mỹ) ông ta thích Mỹ lắm, đổi tên là H.H. Kung. Cha,
chú làm chủ nhiều ngân hàng ở Sơn tây. Ông ta đại lý cho hãng dầu Standal
Oil ở Trung Hoa. Cưới một cô em của Tống Khánh Linh ( họ Tống cũng
làm chủ ngân hàng ) , thành em hay anh rể của bà Tưởng Giới Thạch, và