bạch thoại để truyền bá những tư tưởng tự do, bình đẳng, đả đảo những
quan niệm trung hiếu, tiết nghĩa, những truyền thống tam cương ngũ
thường. Cái giá trị cũ bị lật đổ, mà chưa có gì thay vào, người ta có cảm
giác sống trong một xã hội hỗn loạn. Do đó , văn hóa dao động một cách
kịch liệt, chưa từng thấy , mà văn học phát triển rất mạnh.
Cuối chương trên tôi đã nói năm 1927, về văn hóa có hai phe hữu và tả.
Trong giai đọan 1927 – 1938, hai phe đó chống đối nhau dữ dội, và xuất
hiện thêm hai phe nữa ở giữa:
- Phe tả vẫn là Quách Mạt Nhược, Lỗ Tấn, họ bị Tưởng Giới Thạch đàn áp,
Quách Mạt Nhược phải trốn qua Nhật; Lỗ Tấn vì có tài , mà chỉ có tư tưởng
xã hội thôi chứ không vô đảng, nên được yên.
- Phe hữu gồm có Hồ Thích, Từ Chí Ma ...
Trong các cuộc bút chiến về Lý thuyết văn học, về mục đích vị nhân sinh
hay vị nghệ thuật, phe tả vì đoàn kết hơn, có tinh thần chiến đấu mạnh hơn,
kiên trì hơn, nhất là có giọng sắc bén, quyết liệt , nên thắng phe hữu .
Nhưng có uy tín trong giới độc giả thì vẫn là những tờ báo của phe hữu
hoặc trung lập.
- Phe độc lập : gồm Lâm Ngữ Đường, Chu Tác Nhân, em Lỗ Tấn ( tức Chu
Thụ Nhân)
- Phe Trung đạo gồm: Mao Thuẫn , Lão Xá, Ba Kim ...( Mao Thuẫn trong
giai đoạn này chỉ có cảm tình với phe Tả mà còn giữ tư tưởng độc lập,
không theo sát đường lối của Đảng Cộng sản)
Chủ trương của hai phe hữu tả, chúng ta đã biết rồi: hữu là của Quốc dân
đảng mà Tả là của Cộng sản đảng, còn hai phe Độ Lập và Trung Lập khác
nhau ra sao?
Theo chỗ tôi hiểu thì phe Độc Lập mà kiện tướng là Lâm Ngữ Đường thờ
cá nhân chủ nghĩa, chống thứ văn học tuyên truyền bấy kỳ của phe nào.
Chu Tác Nhân, cũng như Lâm , ghét sự tàn bạo , độc tài bất kỳ trong khu
vực nào, cả hai đều hoàn toàn độc lập, có tinh thần tài tử.
Còn phe Trung Đạo khá đông gồm nhiều cây bút cá tài, hơi thiên tả, cũng
bất mãn xã hội, cũng chống Quốc Dân đảng , nhưng không dùng văn nghệ
tuyền truyền . Họ có tư tưởng tiến bộ, lưu lại được nhiều tác phẩm có giá