Mỗi lần lụt lớn rồi hạn hán thì dân chết hàng ức hàng triệu người. Cảnh
nông dân phải bán vợ đợ con , đã có vài ba đứa con rồi mà sinh thêm con
gái thì nhận nước cho nó chết hoặc bỏ ở bờ sông, lề đường, những cảnh đó
xảy ra rất thường.
Nạn đói kinh khủng nhất xảy ra ở miến Sơn Tây, Thiểm Tây năm 1978 -
1979: Có tới từ 9 đến 13 triệu người chết đói. Dân các miền khác đỡ hơn,
nhưng dân bất kỳ miến nào cũng lo đói: Tới gần đây mà ở Phúc Kiến người
ta còn chào nhau: “Ăn cơm chưa ?”
Năm 1406 đã có những sách kể trên 400 thức ăn thay lúa gạo , như món
bánh tráng làm bằng cây bông vải, cây gai, có thứ miến ( bún Tàu) làm
bằng bột đá nghiền thật nhỏ, trộn với đất sét, vỏ cây, rễ cây. Năm 1946,
những sách đó đã được in lại , như vậy có nghĩa là tình trạng chưa được cải
thiện gì nhiều.
Hễ đói quá thì không còn lễ nghĩa, nhân đạo gì cả.
Trong cuốn Origines de la révolution chinoise, Bianco chép lại vài truyện
rất bi thảm. Trong một gia đình nọ ở ranh giới hai tỉnh Tứ Xuyên và Thiểm
Tây, người cha chết, mà người mẹ cũng suy nhược lắm rồi. Các con bàn với
mẹ, đừng chôn cha vội, có thể mẹ cũng không sống được tới mùa hè, trước
khi thây của cha hôi thối ; như vậy sẽ chôn cả hai một lần, đỡ tốn kém. Mẹ
bằng lòng, và các con đặt quan tài vô trong phòng lạnh nhất : phòng mẹ
nằm ; rồi chất đá lên trên nấp quan tài để cho khỏi ăn xác.
Họ nghèo nên đành bỏ chữ hiếu, mà lo cho người sống trước đã.
Chuyện chó ăn xác người, cũng như chuyện khoét thịt trẻ con, cả người
lớn, không còn làm cho ai nữa.
Truyện thứ nhì do các nhà truyền giáo Mỹ kể lại. Một thiếu niên nhà nghèo
quá, cha mẹ bán cho một gia đình không con. Sáu năm sau gia đình này
sanh được một đứa con trai, bèn đuổi đứa con nuôi đi. Nó lang thang đi xin
ăn cả tháng trong miền , chỉ còn xương bọc da. Cũng chỉ vì nghèo quá mà
không còn chút tình người.
Truyện thứ ba : Một nông dân mới bị bắt lính không biết kỷ luật nhà binh bị
lính canh kêu lại, chỉ vì trả lời trể mà bị một viên đạn vào phổi.
Trung Hoa là xứ của đạo Khổng ; một đạo rất nhân ái, mà người ta tàn nhẫn