SƯ TỬ TUYẾT BỜM XANH - Trang 118

tay lên trời đọc”

Chân như vươn mình tới vô cùng.

Nếu ngươi biết, nó là gì, và cứ để nó như thế,
Thì tất cả đều hiện ra viên mãn,
Không có chút bợn nhơ, tuyệt diệu.
Có gì hơn được nó?

Trước khi Vairotsana rời Ấn Độ về nước thì đạo sư đầu tiên của Đại Thành
là Garab Dorje(45) hiện ra cho chàng thấy trong một linh ảnh và trao cho
chàng hơn một trăm ngàn câu kệ, mà Vairotsana còn giữ cho hậu thế. Garab
Dorje, vị “đạo sư vui cười” nói:

Cái tỉnh giác của tự tính chúng ta là Phật tính.

Từ xưa đến nay đã thế.
Tâm như không gian: rộng mở, vô ngại, phi tính chất,
không sinh, không diệt.
Ai là người có thể,
Xuyên qua cái vạn trạng mà thấy cái tự tính,
và lưu trú trong đó,
kẻ đó là người thực hành thiền định,
thâm sâu và đúng đắn
và thâm nhập chân như không hề chút cố gắng.

Trên đường từ Ấn Độ về Tây Tạng, Vairotsana lưa trú được trong tự tính,
nên có chút thần thông phát sinh.người ta gọi đó là phép “chân bay”, nói về
những người hết tin trọng lực là có thật thì cũng không bị qui luật đó trói
buộc. Nhờ biết vận dụng hơi thở, con người có thể động viên sức mạnh vật
chất cho phép mình nhấc bổng thân hình và đi đến mọi nơi với thời gian kỉ
lục. Nhiều kẻ thực hành cũng có thể vận dụng phép ấy tới một mức nhất
định; các nhà nghệ sĩ nhảy múa đôi lúc vô tình biểu diễn được phép thoát
trọng lực và dó là dấu hiệu đầu tiên của sự bay bổng.
Với phép đi tuyệt vời này, Vairotsana về lại Tây Tạng, giáo hoá cho nhà
vua về giáo pháp Đại Thành. Và lần này cũng thế, với một bí mật nghiêm
ngặt. Ban ngày, Vairotsana sống như mọi tăng sĩ và dạy giáo pháp nhân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.