lão và xin được tiếp một chút năng lực của chiếc răng mầu nhiệm. Tới ngày
bà lão chết, ánh sáng ngũ sắc cũng bọc quanh thân bà và miệng bà mỉm
cười làm cho đứa con trai đang than khóc hiểu rằng, bà đang trở về tự tính,
từ đó mọi vật được sinh thành.
Kể từ ngày đó người ta biết rằng, một chiếc răng chó cũng trở thành mầu
nhiệm, nhưng với điều kiện đó là sức mạnh của một trái tim sẵn sàng tiếp
nhận và lòng từ bi của một vị Phật kết hợp với nhau.
5. Bức tượng biết nói
Kongpo là một tỉnh ở miền Nam Tây Tạng mà dân vùng đó có tiếng là đầy
tín tâm và không mấy người có trình độ hiểu biết.
Trong số các tu viện Tây Tạng thì ‘Jokhang’ tại Lhasa là linh thiêng hơn cả.
Trong viện có một tượng Phật rất xưa, trình bày Phật Cồ-đàm hồi còn niên
thiếu và được mang tên là Jowo Rinpoche (Đức hạnh cao quí). Tượng Phật
này được mang từ Trung Quốc qua Tây Tạng cả ngàn năm trước và là
phẩm vật của một công chúa kết duyên với vua Tây tạng thời đó.
Ben, một thanh niên vùng quê Kongpo, suốt đời mơ ước được chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của tu viện Jokhang, của tượng Phật linh thiêng nhất Tây
Tạng. Một ngày kia, Ben được lên đường đi Lhasa để tận mắt chiêm bái
thánh địa này.
Sau một chuyến đi khổ nhọc, cuối cùng Ben đến kinh đô Lhasa, đi như
người mất hồn trong các con đường của ‘thành phố chư thiên’ này… nhìn
thấy điện Potala(5), Ben thật là xúc động, đó là nơi mà Đức Quán Thế Âm
(6) đang hiện tiền dưới dạng của vị Đạt lai Lạt-ma.(7)
Đáng xem thay, dòng người vô tận đang đi vòng xung quanh điện Potala!
Thật tuyệt vời, vẻ đẹp của điện Norbu Lingka, cung điện mùa hè của vị
nguyên thủ quốc gia, với bao nhiêu chạm trổ và các bảo tháp đầy tính nghệ
thuật. Cũng không được bỏ qua các tu viện đáng trọng nhất như Sêra và
Drepung, nơi đào tạo tăng sĩ. Ben tự nhủ thầm: ‘may mắn thay cho ta, đời
ta còn có thể thấy được những nơi này’.
Sau đó Ben vào tu viện Jokhan, và kìa, tượng Jowo Rinpoche trong thế
ngồi liên hoa, to như người thực, toả ra một cảm giác tôn quý thầm lặng mà