Patrul Rin poche(8) được xem là bậc thầy hiệu quả nhất của phái Đại
Thành(9)(Dzogchen) trong thế kỷ 18. Đại Thành có nghĩa ‘Tri kiến trực
tiếp về tự tính thanh tịnh’. Vì vậy Đại Thành không phải chỉ là một tông
phái hay một phép tu, không chỉ là một dòng tái sinh, không phải chỉ là
trạng thái đạt đạo. Đại Thành chính là tinh yếu của giáo pháp đức Phật. Vì
lẽ đó mà Patrul Rinpoche được xem không phải chỉ là một vị đạo sư, thi sĩ
hay nhà tiên tri, Ngài cũng là một vị Phật hoàn toàn. Thực ra, người ta xem
Ngài là một trong những tái sinh của Đức Quán Âm(6) mà người Tây Tạng
gọi là ‘Chenrezig’: lòng đại bi.
Có lần trong một chuyến du hành Patrul Rinpoche gặp một nhóm Lat-ma,
các vị đó trên đường tham dự buổi lễ tại miền Đông Tây Tạng. Các vị Lạt-
ma không nhận ra Patrul, thấy ngài trong bộ quần áo nhàu nát, với thái độ
kiêm tốn, cho rằng đây cũng chỉ là một kẻ tầm đạo. Vì thế họ vui lòng cho
Patrul tham gia trong nhóm, bắt nấu trà, nhóm củi và phục vụ các vị lớn
tuổi trong đoàn.
Đoàn vừa đến vùng Kham thì có tin gần đó có một vị Lat-ma cao cấp sẽ chỉ
dẫn và khai thị cho đoàn. Nhóm Lạt-ma vội vàng lên đương để tham dự
buổi lễ
Tất cả Lat-ma và cư sĩ được đưa vào ngồi theo thứ tự chính thức, người
được ngồi trên ghế trọng vọng, kẻ phải đứng ở xa. Các vị tăng mang nón
mũ, áo quần, huy hiệu hết sức rực rỡ. Vị tăng thống ngồi trên một bệ cao.
Sau khi tiếng còi, tù và, chiêng trống dứt hẳn và phần nghi lễ đã qua thì mọi
người hiện diện lần lượt đi qua trước vị đó để nhận phép lành và gửi nơi
chân vị Tăng thống một tấm khăn trắng.
Trước hết vị Tăng thống đưa tay rờ đầu các người đi ngang. Về sau khi
thấy đoàn người quá nhiều đi không muốn hết, ngài chỉ còn rờ đầu bằng
một sợi lông công. Hàng giờ trôi qua, cuối cùng người còn lại là một kẻ
quần áo lôi thôi, vốn đi nấu trà cho một nhóm tăng sỹ không mấy quan
trọng.
Vị Tăng thống bỗng mở mắt thật lớn nhìn con người có dáng vẻ phiêu bạt
đang quì dưới chân mình. Nguời đó không ai khác hơn hính là một vị Phật
đang hiện tiền,vị đạo sư Đại Thành (dzogchen) Patrul Rinpoche độc nhất