miếng bạc. Ngươi còn muốn gì nơi ta?”.
Tên trộm nước mắt đầm đìa, quì xuống chân Ngài: "tôi, tôi đã thấy miếng
bạc, nhưng tôi làm gì vói nó đây? Vì nó mà tôi đánh mất bao nhiêu điều
trọng đại khác. Hãy nghe lời sám hối của tôi, ông là một đạo sư đích thực,
hãy tha thứ cho tôi’.
Patrul nói: "Không cần thiết. Hãy trở về với nội tâm của ngươi, hãy qui y
Phật, đó là tâm thức sâu kín nhất của ngươi; hãy qui y Pháp, đó là nhận
thức của chưPhật; hãy qui y Tăng, đó là toàn thể những người cũng muốn
học hỏi nhận thức đó”.
Tên trộm nghe lời một cách thành tâm và Patrul nhận y làm đệ tử ngay tại
chỗ. Vài năm sau, có kẻ nhắc lại câu chuyện này trong làng Zamthang. Một
nhóm người nghe xong nóng tính mang gậy guộc đến nhà tên trộm và lôi y
đến gặp lại Patrul đang ở gần đó.
“Thả nó ra”, Patrul kêu lên khi thấy các tín đồ hành hung đệ tử của mình,
“các ngươi không biết rằng khi đụng đến người khác cũng là đụng đến ta
chăng? Cái tự tính trong mỗi người chỉ là một với nhau, dù cho tự tính này
mang nhiều dạng hình khác nhau, mỗi lúc mỗi khác, lúc nào cũng mới mẻ.
Các ngươi không thấy sao?”.
Lời nói của Patrul có một năng lực mạnh mẽ làm ngay lúc đó có nhiều
ngươi đạt tuệ giác và đã nhận ra được một phần của chân như vốn không
thể nắm bắt.
20. Ba điều ước
Ngày xưa có một nông dân nghèo tên là Dorje, hàng ngày phải vật lộn với
miếng đất khô cằn, chịu bao nhiêu khổ nhọc mới có miếng bánh mì. Mỗi
ngày Dorje đi làm về thì lại không được lời an ủi nào của vợ mình, vì
Pemala vợ ông lúc nào cũng chê bai, không chịu làm kiếp vợ một ông nông
dân. Nhiều đêm trước khi đi ngủ, Dorje chỉ mong có điều duy nhất là bà vợ
ngày nào đó sẽ câm luôn. Ông cầu nguyện thật sự điều đó, ngoài ra ông
không còn biết điều gì cao quí khác.
Một buổi sáng, lúc Dorje còn đang cày thửa ruộng lúa mì thì bỗng nhiên có
một bóng người đàn bà từ xa đi tới. Người đó phát ra hào quang như một