ngậm một hạt ngọc trai.
Nhà vua cùng cận vệ liền đến ngay thăm đứa bé. Sau khi kiểm soát, nhà
vua trở về mở áo quan ra thì viên ngọc trai trên miệng đã biến mất và dấu
đỏ trên trán của Chandra cũng không còn.
Đúng như lời hứa, pháp sư nọ cùng đệ tử theo Phật giáo và rất gần gũi với
cậu bé trai ngày càng lớn. Cậu bé được cha mẹ đặt tên là Chandragomi.
Sau đó Chandragomi trở thành một luận sư, diễn giả danh tiếng thời đó.
Trong viện đại học Na-lan-đà ông đại diện cho quan điểm riêng của mình
về Phật giáo và tranh luận với Nguyện Xứng(Chandrakirti) cũng là một
luận sư xuất sắc. Sau bẩy năm tranh luận không phân thắng bại,
Chandragomi thú nhận rằng chính đức Quán Thế Âm(6) bất tử đã bày vẽ
cho ông trả lời các câu hỏi hóc búa của Chandrakirti. Nghe thế Chandrakirti
cười lớn và thú nhận trước quần chúng rằng lý luận của ông lại được đức
Văn Thù Sư Lợi (16)chỉ bày cho.
23. Sự trói buộc dẫn đến ảo giác
Trong thế kỷ thứ mười, Naropa(17) là khoa trưởng tại đại học Na-lan-đà ở
Bihar Ấn Độ. Một ngày nọ, Naropa nhận ra rằng phải vượt qua giới hạn của
tư tưởng, nếu thật sư ïmuốn thực hiện lời daỵ của giáo pháp. Dù kiến thức
của Naropa rất được khâm phục tại Bihar, nhưng ông đã từ bỏ ảo giác của
kiến thức đơn thuần, Naropa lên đường đi kiếm một vị đạo sư.
Tại Bengal ông gặp Tilopa(18) đang ngồi trên bờ một dòng sông. Tilopa là
một tu sỹ sống hoang dã, ăn thức ăn dư thừa và các thứ cá sống mà ông có
tài bắt tay không. Naropa nằm xá dài để biểu lộ lòng hâm mộ đối với
Tilopa. Sau đó ông từ từ đến gần, xin Tilopa vài lời khai thị.
“Ngươi kiếm cái gì?”, Tilopa hỏi, đưa cặp mắt đầy gân máu nhìn chằm
chằm.
“Tôi tìm kiếm sự tự tại và giác ngộ hoàn toàn”, nhà hiền triết đáp.
“Cái gì trói buộc ngươi, ngươi muốn thoát khỏi cái gì?”, Tilopa lầm bầm
hỏi.
“Muốn thoát tất cả, bạch ngài”.
“Cái trói buộc ngươi không phải là cảnh vật ngoại giới, Naropa. Chính sự