Thậm chí nhiều bạn đồng học của Tịch Thiên cho rằng Ngài làm hại thanh
danh của viện và tìm cách đuổi chàng khỏi trường. Họ họp nhau bầy ra
mưu kế như sau: trong một buổi hội thảo công khai, mỗi sinh viên phải đọc
thuộc lòng một bài kinh. Trong đó chắc chắn Tịch Thiên không thuộc bài
nào, thế nào Ngài cũng phải bỏ trường mà đi.
Mới đầu Tịch Thiên không chịu tham gia buổi hội thảo. Cuối cùng thấy liệu
không tránh khỏi, Ngài chịu dự với điều kiện: Ngài phải ngồi trên một ngai
chỉ dành riêng cho các vị đạo sư hay ngồi. Bạn đồng học đều ngạc nhiên
trước đòi hỏi vô lý này nhưng họ nghĩ rằng như thế sau đó sẽ càng làm
chàng thêm xấu hổ, nên họ đồng ý.
Tới ngày hội thảo Ngài mạnh dạn đi lên ngai, ngồi xuống với dáng điệu của
một vị vương tước và hỏi các vị thông thái trong hội thảo muốn nghe lại
các kinh điển cũ hay một giáo pháp hoàn toàn mới.
Các bạn đồng học kinh ngạc, nhưng họ đồng ý nghe cái gì mới mẻ và hy
vọng như thế càng làm cho chàng sai trái hơn.
Sau đó Tịch Thiên bắt đầu niệm danh hiệu của chư Phật, chu Bồ tát trong
ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai, với một giọng niệm thi vị tuyệt vời. Sau
khi niệm Tịch Thiên hầu như trở thành chư Phật ba đời, Ngài thuyết liên
tục và văn chương tuôn ra như có âm điệu trong suốt mấy tiếng đồng hồ.
Đó là tác phẩm Bồ đề hành kinh (27) vô song, còn truyền lại cho đến ngày
nay.
Tịch Thiên vừa giảng đến chương thứ chín, nội dung nói vế tính chất vô
ngã của toàn bộ sự vật thì bỗng nhiên thân Ngài hầu như mất hết sức nặng
và lơ lửng trên ngai. Sau một lúc thì thân Ngài biến mất và hội chúng chỉ
còn nghe tiếng nói, nghe âm điệu du dương và chấm dứt tác phẩm với mười
chương.
Tất cả mọi người bây giờ mới biết Tịch Thiên là một vị Phật và lúc nầy
biểu lộ lòng kính trọng thì Ngài đã biến mất và không còn trở lại Na-lan-đà
nữa. Bạn đồng hành của Tịch Thiên đã đạt được mục đích của mình, nhưng
họ hối tiếc xiết bao. Họ tìm lại trong phòng Ngài thì chỉ thấy hai cuộn kinh,
hai cuộn này cũng còn lưu truyền tới ngày nay.
Ngày nay người ta xem Tịch Thiên, người như một con sư tử, là một vị đắc