động thái của người kia hết hiệp này sang hiệp khác và sự hợp tác sẽ thắng
thế. Lặp lại thí nghiệm này nhiều lần cho thấy chiến thuật tốt nhất là “ăn
miếng trả miếng” và không phản bội từ đầu. Cách có lợi nhất cho bản thân
về lâu dài là bắt đầu bằng sự tin tưởng và hợp tác; sau đó làm theo tất cả
những gì bạn cùng chơi làm. Trong các cuộc chơi Tình thế lưỡng nan của
người tù, chiến thuật chiến thắng được gọi là “chắc ăn nhưng công bằng”:
hợp tác với những người thiện chí, hợp tác sau khi cùng phản bội, không
hợp tác với những người luôn phản bội và phản bội những người luôn hợp
tác (hay những gã khờ). Tình thế lưỡng nan của nhiều người là mô phỏng
gần thực tế hơn của trò chơi này, trong đó một người chơi sẽ tương tác với
một số người chơi khác và có điều kiện chia sẻ các trải nghiệm với nhau, từ
đó có cơ hội thiết lập lòng tin. Cuối cùng, nguyên tắc Tình thế lưỡng nan
của người tù đã được áp dụng vào thực tế trong các cuộc đàm phán kinh
doanh, tranh chấp hôn nhân và các chiến lược trong chiến tranh lạnh.
Dường như trong cả thế giới mô phỏng của máy tính và thế giới thực, hợp
tác vẫn là chiến lược chủ yếu.
Trong một thí nghiệm về sự hợp tác có liên quan, các nhà khoa học trao cho
chín người chơi mỗi người 5 đô-la. Nếu có từ năm người trở lên hợp tác
bằng cách bỏ 5 đô-la của họ vào một chiếc hộp, cả nhóm sẽ được thưởng
mỗi người 10 đô-la. Dù hợp tác đem lại lợi ích (bạn sẽ có 10 đô-la thay vì 5
đô-la) song phản bội còn có lợi hơn (bạn sẽ có 15 đô-la thay vì 5
đô-la), miễn là vẫn có ít nhất năm người khác đồng ý góp tiền. Kết quả thu
được rất lẫn lộn, nhiều nhóm không đạt tối thiểu năm người đóng góp vì
không ai muốn hợp tác. Sau đó, các nhà khoa học thêm vào thí nghiệm một
bước: thành viên của một số nhóm có cơ hội thảo luận chiến thuật trước khi
chơi. Với các nhóm có tương tác trước khi chơi, trung bình có tới tám người
đồng ý góp tiền và 100% các nhóm này nhận được phần thưởng cho sự hợp
tác. Trong khi đó, chỉ 60% các nhóm không tương tác trước khi chơi nhận
được phần thưởng này. Trong một thí nghiệm tương tự về các tình thế lưỡng
nan xã hội, nhà tâm lý học Robyn Dawes nhận thấy các nhóm có cơ hội
giao tiếp trực diện sẽ dễ hợp tác hơn. “Người thắng thế không phải là các