10. Khoa học về những quy tắc tốt
Năm 1982, tôi cùng hai người bạn lập ra Giải đua xe đạp xuyên Mỹ
(RAAM) trên chặng đường xấp xỉ 5000km từ Los Angeles tới New York,
được hãng Budweiser tài trợ và đài ABC tường thuật trên kênh Wide World
of Sports. Luật thi rất đơn giản: các tay đua cùng đạp xe trên một đường
đua; có phương tiện và đoàn hỗ trợ theo sau cung cấp đồ ăn, thức uống,
dụng cụ; không được phép bám đuổi, chén ép. Xuất phát từ thành phố Santa
Monica, bang California, tay đua nào tới Tòa nhà Empire State tại thành
phố New York đầu tiên sẽ thắng cuộc. Đó là toàn bộ luật chơi và chúng tôi
cũng không cần viết thành văn.
Khi kết thúc cuộc đua, tôi nghĩ sự kiện này sẽ chỉ diễn ra một lần. Nhưng
việc đài ABC giành được giải Emmy cho hạng mục chương trình thể thao
nhờ tường thuật cuộc đua này đã thu hút sự quan tâm của các tay đua và
nhiều vận động viên thuộc các môn thể thao sức bền khác. Các sự kiện
marathon mở rộng được đông đảo người dân ưa chuộng và hàng chục tay
đua muốn tham dự cuộc thi năm tới. Vì thế chúng tôi định ngày cho cuộc
đua sau, tổ chức sát hạch và thảo ra một số luật lệ.
Thí dụ, trong cuộc đua đầu tiên, chúng tôi không quy định rõ các vấn đề có
thể xảy ra khi một tay đua đi chệch đường – anh ta có được phép dùng
phương tiện hỗ trợ để trở lại đường đua tại điểm bắt đầu đi chệch? (Có.)
Anh ta có được đặc cách một đoạn đường bằng đoạn đi chệch? (Không.) Dù
hành vi bám đuổi là phạm quy nhưng khi qua vùng đồng bằng, gió sẽ thổi
rất mạnh và nếu cơn gió thổi tạt từ bên trái trong khi xe hỗ trợ đang đến bên
cạnh để tiếp nước, bạn sẽ đạt hiệu ứng bám đuổi đáng kể. Ngoài ra, thời
gian mười ngày đạp xe là rất dài nên bạn sẽ có lợi thế tâm lý nếu có đội hỗ
trợ cùng nói chuyện trên đoạn đường đua. Vì thế chúng tôi phải thảo ra các
quy tắc quy định thời lượng mỗi lần tiếp tế (một phút) và số lần tiếp tế trong