sàng thay đổi sự phân bổ kết quả vật chất giữa mọi người dù cá nhân họ
phải chịu chi phí, thưởng cho những người hành động thiên xã hội và phạt
những người không làm vậy, ngay cả khi phải trả giá đắt cho hành động đó”
Hơn nữa, dù văn hóa nhân loại có khoảng biến thiên rất rộng với các hình
thái hết sức khác biệt về tổ chức và thể chế xã hội, các mối quan hệ họ hàng
và điều kiện môi trường, vẫn tồn tại một tập hợp các đặc tính cốt lõi của bản
tính con người kinh tế có cơ sở tiến hóa rõ ràng. Từ dữ liệu chéo giữa nhiều
nền văn hóa, các tác giả của nghiên cứu tổng hợp đã rút ra năm kết luận
chung:
1. 1. Không cộng đồng nào ủng hộ sự ích kỷ.
2. 2. Hành vi giữa các nhóm biến thiên nhiều hơn kết luận của các nghiên
cứu trước đó.
3. 3. Khác biệt ở cấp độ nhóm về tổ chức kinh tế và mức độ hội nhập thị
trường giải thích một phần quan trọng sự biến thiên của hành vi giữa
các cộng đồng: mức độ hội nhập thị trường và kết quả của sự hợp tác
càng cao, tính thiên xã hội càng được củng cố.
4. 4. Các biến kinh tế và nhân khẩu học ở cấp độ cá nhân không giải
thích được hành vi trong và giữa các nhóm.
5. 5. Hành vi trong các thí nghiệm khá nhất quán với kiểu đời sống kinh
tế hàng ngày tại các cộng đồng này.
Khi phản đối khái niệm con người kinh tế, Camerer và các cộng sự cũng từ
chối các thuật ngữ thay thế như con người vị tha hay con người tương hỗ vì
chúng đều quá đơn giản. “Sự đa dạng của hành vi quan sát được khiến
chúng tôi nghi ngờ sự sáng suốt của cách tiếp cận.” Tuy nhiên, thuật ngữ
con người kinh tế tiến hóa tôi đề xuất đã hợp nhất bản chất được sắp đặt đối
ngẫu của con người khi công nhận chúng ta không chỉ ích kỷ mà còn vị tha,
đồng thời cũng thừa nhận bản chất tiến hóa này rất nhạy cảm với sự biến
đổi của văn hóa và thể chế.
***